Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

GVĐN 14: GIỚI THIỆU


TÁC GIẢ CÓ MẶT TRÊN GÁC VĂN ĐỒNG NAI SỐ 14: 
ĐỒNG NAI: Trâm Oanh - Huỳnh Thạch Lam - Hạnh Vân - Phan Nam Sinh - Nguyễn Thái Hải - Nguyễn Tất Nhiên - Trần Phi Châu
TRONG NƯỚC: Nguyễn Hiệp - Trần Quốc Toàn - Phạm Quốc Ca - Trần Đình Sử - Phan Văn Tú - Nguyễn Thái Sơn

GVĐN 14: THƯ CỦA NGG


Người Giữ Gác & Cơ hội để đọc

Có bạn văn đã viết thư hỏi: Làm gácVănđồngnai, NGG được gì?
Thưa bạn, NGG được nhiều lắm chứ!
Được góp phần giới thiệu sáng tác của mỗi bạn văn đến các bạn văn khác, trong tỉnh Đồng Nai và trong cả nước. Thời gian qua, nhiều bạn văn - qua đọc tác phẩm của nhau trên gácVănđồngnai - đã trở nên thân thiết và có sự trao đổi về sáng tác với nhau.
Được làm quen với nhiều bạn văn ngoài phạm vi Đồng Nai, trong đó có những bạn đọc, từ người đọc trở thành bạn văn mới, đóng góp sáng tác của mình cho gácVănđồngnai.
Được “làm nghề báo” vốn là một trong vài việc mà đến bây giờ NGG vẫn còn say mê, “không làm không chịu được!”
Nhưng cái được lớn nhất của NGG là có CƠ HỘI ĐỂ ĐỌC.

GVĐN 14: TRUYỆN NGẮN CỦA TRÂM OANH


TRÂM OANH
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Không thể tin được!
Truyện ngắn
(In TC Văn Nghệ Đồng Nai số 65)

Cô đến công tác ở thành phố này một tuần. Tách khỏi các đồng nghiệp, cô đến nhà bạn ở theo lời khẩn khoản mời, gọi là coi nhà giúp trong lúc bạn đi du lịch. Lúc bạn trao chìa khóa nhà có một người được gọi là “mới ở rừng về” chứng kiến, người ấy chính là cậu em trai bạn. Khác với bạn, cậu trai tuổi chớm hai mươi này có vẻ bề ngoài rắn chắc, bụi bặm mà nổi bật là mái đầu bù xù, khuôn mặt đỏ gay và cặp mặt trắng dã. Họ đúng là một cặp “em Cú, anh Tiên”.

GVĐN 14: CHÙM THƠ HUỲNH THẠCH LAM


huỳnh thạch lam
(Đồng Nai)

Huỳnh Thạch Lam sinh năm 1953, làm thơ và viết văn từ năm 1980. Vào thập niên này, Thạch Lam công tác tại Công ty cao su Đồng Nai, đã sinh hoạt tại Hội VHNT Đồng Nai, tham dự các trại sáng tác và có bài in trên báo Văn Nghệ Đồng Nai.
Hiện nay Huỳnh Thạch Lam sinh sống tại xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, ĐN.
Năm 2011, tập thơ đầu tay của ông ra đời: tập KHÚC TRẦM
gácVănđồngnai giới thiệu một số bài trong tập thơ này của Huỳnh Thạch Lam.

sao trời

Tôi ngồi đếm sao trên ban công
của một cao ốc ở trung tâm thành phố
Biết có bao nhiêu ngôi sao trên bầu trời đêm
Ngôi sao nào của tôi và ngôi sao nào của em

GVĐN 14: TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HIỆP


Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Miền Đông Nam Bộ
Nguyễn Hiệp sinh năm 1964 ở Hàm Tân, Bình Thuận, bên dòng sông Con Cuông bé nhỏ. Nhưng luôn có một dòng sông khác ngoài dòng sông Con Cuông nhiều kỷ niệm, lắm xót xa đã gắn chặt một thời niên thiếu côi cút của Nguyễn Hiệp với quê nhà. Dòng sông thời gian tím bầm dập nát nhưng cũng đầy ký ức dẫu buồn đau nhưng đã nâng đỡ tâm hồn và ý chí để có một nhà văn Nguyễn Hiệp hôm nay... (Theo VanVN)
GVĐN trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Âm thanh đổ bóng” trong tập truyện ngắn cùng tên của anh.

Nguyễn Hiệp

ÂM THANH ĐỔ BÓNG
Truyện ngắn

Mười ngón tay Trần Vũ đang bị một thứ ma lực cuốn đi trên bàn phím, những chiếc búa gõ dường như được điều khiển bởi bàn tay vô hình nào đó. Bản Xô-nat Ánh trăng, chính nó, âm thanh đã tái hiện mồn một khí, hồn và ảnh của một đêm thanh, ánh trăng đang lắng xuống từng lớp, từng lớp, trước cửa ngôi nhà ấy. Ánh trăng lắng xuống, trầm tích ánh trăng dày lên, dày lên thời gian chờ đợi, rạo rực chờ đợi, mòn mỏi chờ đợi, chìm, tan trong bản hoan ca chờ đợi.

GVĐN 14: CHÙM THƠ HẠNH VÂN


hẠNH VÂN
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Cầu tre

Hôm qua
nhịp cầu tre
đong đưa
chở khó nghèo
nặng trĩu

Hôm nay
cầu tre trôi theo bão lũ
khó nghèo đọng lại
chênh vênh

Những gót chân nứt nẻ
hẫng nhịp mùa vừa xanh

GVĐN 14: THAM LUẬN CỦA TRẦN QUỐC TOÀN, PHẠM QUỐC CA, NGUYỄN THÁI HẢI


HỘI THẢO
“VĂN HỌC CHO THIẾU NHI - NHÌN TỪ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
DO HỘI NHÀ VĂN VN TỔ CHỨC TẠI ĐỒNG NAI (NGÀY 9.5.2012)

MỘT SỐ THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO (TIẾP THEO VÀ HẾT)

TRẦN QUỐC TOÀN
(HV Họi Nhà văn VN tại TP HCM)

Nên sống lại chính mình hay sống cùng các em?
 Đặt vấn đề như thế vì mới đây, khi xem một phóng sự truyền hình, trên HTV tôi nghe người làm phim đưa ra nhận định “văn học cho thiếu nhi là một đề tài khó viết, khó hay, khó kiếm được độc giả. Nhà văn hoặc nhà thơ phải huy động tối đa trí tưởng tượng, phải sống lại bằng những hồi ức của tuổi thơ của mình…”.

GVĐN 14: BÀI TRÊN BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI HỘI THẢO



Khủng hoảng thơ thiếu nhi?

(Toquoc) - Nói đến thơ thiếu nhi, rất nhiều người có thể kể tên các tập thơ và các nhà thơ nổi tiếng. Tuy nhiên, đó hầu hết là những tác phẩm ra đời cách nay vài chục năm mà thiếu vắng tác phẩm đương đại. Sự thiếu vắng này có thể xem là cuộc khủng hoảng Thơ thiếu nhi?

GVĐN 14: THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN


NGUYỄN TẤT NHIÊN
(Nhà thơ Biên Hòa cũ)

BÀI HẠNH NGỘ

em biết thương ta rồi phải không?
thôi thế cho ta bớt não nùng
thôi thế cho đời ta ngậm đắng
còn nghe vị ngọt của tình thân!

ta có gì đâu ngoài khốn khổ
ngoài vết thương thấm thía u tình
yêu ai ta quấn dây oan nghiệt
mặc sức nhân gian siết bạo tàn!

ta có gì đâu ngoài trái tim
đem phơi hệ lụy giữa thanh thiên
ngờ đâu thiên hạ vô tâm quá
mua vui trên những nỗi đoạn trường!

GVĐN 14: VỀ BÀI THƠ TÌNH GIÀ CỦA PHAN KHÔI


Phan Nam Sinh
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Có bao nhiêu sự thật trong bài thơ “Tình già” của Phan Khôi?

Hơn mười năm trước, một bạn sinh viên hệ Đại học tại chức hỏi tôi: “Có bao nhiêu  sự thật trong bài thơ Tình già của Phan Khôi?”. Tôi hơi bị bất ngờ nên chỉ có thể trả lời anh bằng một nụ cười, vì lúc ấy tôi có muốn trả lời cũng chưa thể trả lời được. Nhưng điều anh hỏi thì đã theo tôi trong suốt một thời gian dài. Bởi cũng câu hỏi này nếu đem hỏi cho một bài thơ tình nào đó của Xuân Diệu hay của Nguyễn Bính thì không khỏi có hơi ngớ ngẩn, chẳng đáng tốn thời gian để suy nghĩ. Bởi hai nhà thơ này có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm bài thơ tình; tư duy ở các ông là tư duy của nhà thơ, tư duy nghệ thuật; sự thực hay hình mẫu được sử dụng cho tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với hư cấu, tưởng tượng.

GVĐN 14: BÀI CỦA GS TRẦN ĐÌNH SỬ


Nhân 80 năm phong trào “Thơ mới”

Giáo sư Trần Đình Sử

Địa vị lịch sử của phong trào Thơ mới

Đã tám mươi năm phong trào thơ mới, song vấn đề địa vị của nó trong lịch sử văn học Việt Nam hầu như chưa được đánh giá đúng mức.

 Vì sao vậy? Đó là vì một thời gian rất dài, do ngự trị một quan điểm mác xít dung tục, chỉ thấy đó là phong trào thơ tư sản, tiểu tư sản có hại cho cách mạng vô sản, người ta đã hạ nó xuống dưới mức thấp nhất, chỉ thiếu một đường đào đất đem chôn nó đi. Từ năm 1951 Hoài Thanh trong công trình Nói chuyện thơ kháng chiến đã kiểm điểm những cái “rớt” của thơ mới trong dòng thơ này. Mấy năm sau ông lại tự kiểm điểm mình đã viết Thi nhân Việt Nam.

GVĐN 14: QUANH ẤM TRÀ CỦA PHAN VĂN TÚ, TRẦN PHI CHÂU, NGUYỄN THÁI HẢI



PHAN VĂN TÚ
(Khoa báo chí Truyền thông, ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh)

KỂ CẢ
(Tản mạn nhân đọc bài thơ “Rượu của Nguyễn Cao Kỳ” của BẰNG VIỆT)

Bài thơ làm theo lối tự sự, ai đọc cũng hiểu cái nghĩa tường minh qua câu chuyện được kể trong thơ: Trong một bữa tiệc, vị thiếu tướng công an mang ra chai rượu do ông Nguyễn Cao Kỳ - tướng “râu kẽm” của quân đội Sài Gòn cũ, nguyên Phó Tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa - mang từ Mỹ về gửi tặng. Mọi người trong bàn bảo uống, nhưng có một người kiên quyết không chịu uống, dù đó là “chén rượu thăm quê”, rượu của một người mới được Nhà nước cho phép về quê sau bao năm bỏ nước:

GVĐN 14: THƠ NGUYỄN THÁI SƠN


Nguyễn Thái Sơn
(HV Hội Nhà văn VN tại TP HCM)

TA TRỐN NỢ ĐÁO NỢ CHÍNH MÌNH

Bao tản văn gạch xóa chữ nọ lấn chữ kia
mực đỏ đè mực đen
             gián gậm mối xông
                             không thể gửi in,
những câu thơ “thôi xao” đến nát nhàu
run bút run tay không viết
chưa nhớ đã phải quên
chính nhà thơ - chẳng đợi ai - bóp chết.

GVĐN 14: TIỂU PHẨM CỦA PHAN VĂN TÚ


PHAN VĂN TÚ

Cám ơn mẹ
Tiểu phẩm

Trích nhật ký của một doanh nhân trẻ
 * Ngày 13.05.2034
Sáng nay, bóc mấy tờ lịch cũ, mới biết hôm nay là “Ngày của mẹ”. Nhớ mẹ và bỗng nhớ câu chuyện bố kể khi mình còn nhỏ.
Ấy là vào một buổi sáng cách nay 22 năm, cũng đúng vào ngày này, mẹ mình phải thức trắng đêm hôm trước để xếp hàng, chen lấn mua hồ sơ cho mình được vào học lớp 1 của Trường THCS Thực Nghiệm, Hà Nội - ngôi trường mà hồi đó người ta đồn đoán rằng ai học được ở đây thì mai này lớn lên có thể đoạt giải Nobel.

GVĐN 14: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU



Bắc Giang:
“Mục sở thị” kho Mộc bản kinh Phật vô giá chùa Vĩnh Nghiêm

Ngày 16-5, Hội nghị của UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) đã công bố quyết định công nhận Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ngoài những giá trị về mặt hiện vật, bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm còn được các nhà nghiên cứu đánh giá là có giá trị rất lớn về mặt học thuật. Dựa vào nội dung các mộc bản này, người ta có thể giải mã được rất nhiều vấn đề thuộc về quá khứ như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học...

GVĐN 14: DỌC ĐƯỜNG VĂN



 NHÀ THƠ TẠ VĂN SỸ - “KON TUM THƠ” VÀ... NỢ 50.000.000 VNĐ
Văn Công Hùng

Ông nhà thơ Tạ Văn Sỹ vừa làm một việc khá là... động trời.
Ấy là tự bỏ công ra mấy năm sưu tầm biên soạn và sau đó là... ký nợ để in tập tuyển KON TUM THƠ, gồm 123 bài của 123 tác giả. Sách dày hơn 400 trang giấy láng 100ml, bìa do Nguyễn Trọng Tạo thiết kế và lời giới thiệu của già làng Tây Nguyên - Nguyên Ngọc - đánh giá đây là lịch sử Kon Tum bằng thơ.

GVĐN 14: ĐI TÌM CẢM HỨNG SÁNG TÁC



VIỆT NAM
* ĐH Lạc Hồng lần thứ ba đăng quang Robocon: Tối 13-5, đội LH Castus 2 (ĐH Lạc hồng) đã vượt qua đội Robocon BK - Spirit (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) trong trận chung kết tại nhà thi đấu Quân khu 7 (TP.HCM) để giành giải nhất Robocon VN 2012.
Như vậy LH Castus 2 sẽ đại diện VN tham gia cuộc thi sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Hong Kong vào tháng 8. Đây là năm thứ ba liên tiếp một đại diện của ĐH Lạc Hồng đăng quang cuộc thi Robocon VN.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

THÔNG BÁO

THƯA CÁC BẠN VĂN


ĐỂ TIỆN CHO CÁC BẠN VĂN TÌM ĐỌC BÀI TRÊN TỪNG SỐ GÁCVĂNĐỒNGNAI ĐÃ PHÁT HÀNH, BLOG GVĐN ĐÃ TẠO THƯ MỤC VỚI ĐẦY ĐỦ CÁC SỐ (TỪ SỐ 1 ĐẾN SỐ 13 HIỆN NAY)
BẠN VĂN CÓ THỂ CHỌN BẤM VÀO SỐ GVĐN TƯƠNG ỨNG Ở CỘT THƯ MỤC (PHÍA TRÁI, TRÊN CÙNG CỦA BLOG) ĐỂ ĐỌC CÁC BÀI TRONG SỐ ĐÓ.
HY VỌNG CẢI TIẾN NÀY SẼ GIÚP ÍCH HƠN CHO CÁC BẠN.


NGƯỜI GIỮ GÁC

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

GVĐN 13: GIỚI THIỆU



Tác giả có bài & sáng tác trên "gácVănđồngnai" số này gồm:
          * Đồng Nai: Nguyễn Tân Triều, Dương Đức Khánh, Trần Thu Hằng, Hoàng Đình Nguyễn, Xuân Bảo, Phan Quang Hợp, Lê Cẩm Lynh, Trần Phi Châu, Lâm Quế, Nguyễn Phương
          * Trong nước: Trần Hoàng Vy, Nguyễn Hiệp, Phạm Quang Trung, Cảnh Trà, Hội An, Hồ Việt Khuê, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Thái Sơn

GVĐN 13: THƯ CỦA NGƯỜI GIỮ GÁC


Thay câu trả lời
một bạn văn (Tiếp theo)

* Việc in ấn: Là tờ báo số nên công đoạn đưa đến nhà in như báo giấy không có trong quy trình làm việc của gácVănđồngnai. Tuy nhiên, sau khi trình bày xong một số, NGG cũng phải in ra một bản để “tự duyệt” nội dung, hình thức và sửa morát. Sau đó in thêm một bản nữa để lưu trữ. Làm việc này chỉ mất một buổi.
Thay cho việc in ấn ở nhà in thì báo số gácVănđồngnai được “in” bằng kỹ thuật lưu file. Đầu tiên, file trình bày được lưu qua dạng .pdf nhờ một phần mềm tương thích. Ở 2 số đầu tiên, một số bạn văn đã không đọc được trọn vẹn vì NGG không nhúng font chữ vào file .pdf; sự cố kỹ thuật này được khắc phục từ số 3. Mặc dù vậy, để cho chắc ăn, NGG đã làm thêm một công đoạn kỹ thuật nữa là từ file .pdf có gốc chữ, chuyển từng trang thành hình ảnh; sau đó lại chuyển từ các trang (đã lưu dạng ảnh) này thành một file .pdf khác. Với dạng lưu trữ sau, gácVănđồngnai ở dạng ảnh, dung lượng file tuy lớn hơn, download chậm hơn một chút, nhưng không còn lệ thuộc vào font chữ, máy vi tính nào cũng đọc được! (Thú thật là để tìm được cách lưu file từ trang ảnh, NGG đã phải “điên cái đầu”, vận dụng hết mọi hiểu biết về vi tính mới thành công).

GVĐN 13: KÝ CỦA NGUYỄN TÂN TRIỀU


NGUYỄN TÂN TRIỀU
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Nguyễn Tân Triều là bút danh của thầy giáo Bùi Văn Thành, hiện là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn một trường tiểu học của huyện Vĩnh Cửu. Nhiều thế hệ của gia đình ông đã sinh sống ở làng bưởi Tân Triều nổi tiếng của ĐN.
Nguyễn Tân Triều là hội viên Hội VHNT ĐN, thường viết thể loại ký. Hai bài ký giới thiệu trên GVĐN số này xin được thay quà mừng sinh nhật 12.5 vừa qua của tác giả.
Khôi Vũ

VỀ THĂM XỨ BƯỞI


Dọc theo tỉnh lộ 768 theo hướng Biên Hòa về khu du lịch Bửu Long, đi tiếp chừng hai cây số nữa thì sẽ đến khu trung tâm của làng Bưởi Tân Triều (Huyện Vĩnh Cửu, Tỉnh Đồng Nai)
Rẽ vào cây cầu Tân Triều, con đường duy nhất đưa du khách vào tham quan khu du lịch sinh thái của làng Bưởi, khách sẽ ngạc nhiên bởi không khí trong lành, tươi mát với nhiều vườn bưởi xanh um, đầy những quả sai trái ngọt dọc hai bên đường. Nhà cửa ẩn hiện phía sau các vườn bưởi như những nét chấm phá của một bức tranh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho riêng khu vực đặc biệt này… Với hơn 400 hécta diện tích cây bưởi, vùng đất Tân Triều - một xóm đạo hiền hòa, hiếu khách từ bao đời nay - bỗng trở thành một trung tâm du lịch, thu hút khách tham quan đến từ mọi miền đất nước.

GVĐN 13: THƠ XUÂN BẢO, PHAN QUANG HỢP, LÊ CẨM LYNH


Thơ trên Văn Nghệ Đồng Nai số 65 (Th 3-4.2012)

XUÂN BẢO
(HV Hội VHNT Đồng Nai)



SAYANGVA - MỪNG LÚA MỚI

Sayangva, kính cẩn lạy Nhang
Chúng con hát mừng Thần Lúa cho mùa vàng
Nhịp chày khua đều đều trong cối gỗ
Má cô gái hồng lên bên bếp lửa
Nắn bánh dày và nướng ống cơm lam
Ché rượu cần đầy ắp, cần cong
Kèn lúa, đàn tre, khèn môi tấu nhạc
Hòa tiếng cồng chiêng múa vui ca hát
Cầu cho người Chơ-ro sống yên lành
Rừng Phú Lý thắm lại một màu xanh

GVĐN 13: TRUYỆN NGẮN HỒ VIỆT KHUÊ


Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Miền Đông Nam Bộ

Hồ Việt Khuê
Hồ Việt Khuê hiện sống và làm việc tại tỉnh Bình Thuận. Ông là phóng viên thường trú của báo Tiền Phong tại đây.
Vừa viết truyện “người lớn”, ông vừa viết truyện cho thiếu nhi. Truyện của Hồ Việt Khuê thường có không gian là nơi ông đang ở.

Săn ánh sáng
Truyện ngắn (Đã in báo Tuổi Trẻ)

Nắng. Nóng. Khí thải. Khói bụi. Xe cộ ùn tắc. Lại cúp điện. Nhà nhà không có điện.
Thị xã như cái chảo rang, nhốt con người trong trạng thái bức bối, sẵn sàng gây gổ, sẵn sàng xô vào cắn xé. Và đậy lại, rang lên.
Nhưng không phải mọi nhà đều không có điện dù trong cùng một dãy phố. Anh biết điều này từ con trai anh, một học sinh lớp 4.

GVĐN 13: CHÙM THƠ DƯƠNG ĐỨC KHÁNH


DƯƠNG ĐỨC KHÁNH
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


Dương Đức Khánh (ẢNH TRÁI) làm thơ là chính. Nhưng anh cũng từng đoạt giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn 1.200 chữ của báo Tuổi Trẻ với truyện “Nông nổi cù lao”.
Từ Huế trôi dạt xuống đồng bằng sông Cửu Long rồi ngược về Đồng Nai của miền Đông Nam bộ, cuộc mưu sinh khó nhọc vẫn không ngăn được lòng đam mê văn chương của Khánh.
Về Đồng Nai, Khánh từng ngồi làm việc ở ngã ba Thái Lan để kiếm sống, từng cộng tác với tờ báo học trò Dưới Mái Trường của Sở Giáo dục - Đào tạo ĐN, rồi lại làm biên tập ở chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại TP HCM. Thời gian gần đây, sức khỏe và gia cảnh đã kéo Khánh về lại với gia đình ở huyện Long Thành. Cơm áo không đùa với khách thơ. Nhưng Dương Đức Khánh vẫn vừa kiếm sống, vừa tham gia các đoàn hội viên VNĐN đi thực tế và sáng tác.
Khôi Vũ

NGƯỜI THIẾU PHỤ TÀY VÀ CÁNH ĐỒNG NGÔ

Từ núi rừng mù sương Tây Bắc
những người con của bản làng
vỗ cánh chim di trú
tìm về nắng ấm Đông Nam 

GVĐN 13: HỘI THẢO VĂN HỌC CHO THIẾU NHI


HỘI THẢO
“VĂN HỌC CHO THIẾU NHI
- NHÌN TỪ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
DO HỘI NHÀ VĂN VN TỔ CHỨC TẠI ĐỒNG NAI (NGÀY 10.5.2012)


Hội thảo Văn học thiếu nhi - nhìn từ miền Đông Nam bộ được tổ chức ngày 10.5.2012, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tham dự hội thảo có nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn VN từ Hà Nội vào; từ TP. HCM có nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Lê Quang Trang, các nhà thơ nhà văn Phạm Sỹ Sáu, Cao Xuân Sơn, Vũ Duy Chu, Phan Hoàng, Trần Nhã Thụy, Hoa Nip... Những người viết cho thiếu nhi của các tỉnh miền Đông, thành phần chính của hội thảo có các nhà văn: Trần Đức Tiến, Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải), Đàm Chu Văn, Trần Hoàng Vy, Trần Ngọc Tuấn, Trần Thu Hằng, Nguyễn Hiệp, Lê Nguyên Ngữ, Lê Đăng Kháng, Phạm Thanh Quang, Phạm Quang Trung, Phạm Quốc Ca, Anh Đào, Lê Thanh Xuân; các hội viên Hội VHNT Đồng Nai như: Hoàng Ngọc Điệp, Nguyễn Đức Phước, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Quốc Hoàn, Hạnh Vân...

GVĐN 13: ĐỀ DẪN HỘI THẢO CỦA TRẦN ĐỨC TIẾN


Đề dẫn Hội thảo
(Do nhà văn Trần Đức Tiến, Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Công tác nhà văn miền Đông Nam bộ trình bày)

Kính thưa qúy vị đại biểu,
Kính thưa các nhà văn,
Văn học viết cho thiếu nhi (sau đây gọi tắt là văn học thiếu nhi) của chúng ta lâu nay, nếu gọi là trì trệ thì chưa hẳn đã trì trệ, nhưng rõ ràng cũng chưa thể nói là phát triển bền vững. Đội ngũ nhà văn viết cho các em còn quá thưa thớt, mỏng manh. Số nhà văn thành danh với văn học thiếu nhi có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhiều người còn lại trong cuộc đời cầm bút của mình cũng có đôi ba tác phẩm viết cho các em, nhưng đấy là những sản phẩm làm ra bằng tay trái. Tuổi thiếu nhi dường như luôn luôn khao khát có những tác phẩm hay để đọc.

GGVĐN 13: THAM LUẬN CỦA PHẠM QUANG TRUNG


phạm quang trung
(HV Hội Nhà văn VN tại Lâm Đồng)


TẤT CẢ LÀ VÌ CON NGƯỜI                          

Như một sự gặp gỡ tự nhiên mà đẹp đẽ, rất nhiều tên tuổi nhà văn khu vực miền Đông Nam Bộ đều gắn bó với văn chương thiếu nhi ở những mức độ và thành công khác nhau. Thế hệ các nhà văn đi trước như Hoàng Văn Bổn (1930-2006), Xuân Sách (1932-2008) từng để lại những tập truyện thiếu nhi thật sự trở thành dấu mốc trong văn chương cách mạng một thời, nhờ ảnh hưởng xã hội vô cùng sâu rộng của chúng, nổi bật là Tướng Lâm Kỳ Đạt (1962) Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (1964).

GVĐN 13: THAM LUẬN CỦA TRẦN THU HẰNG


trần thu hằng
(HV Hội Nhà văn VN tại Đồng Nai)


VẺ ĐẸP NỘI TẠI CỦA NHỮNG TÁC PHẨM
VĂN HỌC DÀNH CHO THIẾU NHI

Sáng tác văn học thiếu nhi thực sự là một lĩnh vực rất mới đối với tôi, hay nói cách khác, tôi đến với văn học thiếu nhi khá muộn. Tác phẩm đầu tiên của tôi là truyện ngắn “Con chim xanh” lấy đề tài từ lịch sử, và đề tài này đã đồng hành với tôi rất lâu dài. Chỉ khi đứa con đầu lòng của tôi bắt đầu đi nhà trẻ, bắt đầu bi bô đọc những bài thơ rất dễ thương mà cô giáo dạy cháu, tôi mới bắt đầu chú ý tới những tác phẩm văn học thiếu nhi.

GVĐN 13: THAM LUẬN CỦA NGUYỄN HIỆP


Nguyễn Hiệp
(HV Hội Nhà văn VN tại Bình Thuận)


VĂN HỌC THIẾU NHI CHUYỂN ĐỘNG CHẬM,
NGUYÊN NHÂN TỪ ĐỜI SỐNG NHÀ VĂN

Những người tâm huyết và thật khách quan đều nhìn thấy văn học thiếu nhi của ta đang chuyển động chậm, rất chậm trên một đường ray gò bó, khiên cưỡng, cũ kỹ.  Nó lọt thỏm, nhạt nhòa giữa một biển những Harry Potter, Doremon, Conan, ngụ ngôn Aesop, Bộ Năm Trên Đảo Giấu Vàng, … tung tẩy không nặng nề giáo điều, không khuôn sáo đạo đức, những điều không thể mà vẫn hiện ra lung linh kì diệu mê hồn… Tôi nghĩ “cái biển” hấp dẫn lung linh ấy đích thực là văn học thiếu nhi. Trẻ con vốn thế mà, thích thú, hứng thú mới là quan trọng, ai đó sẽ thất bại nếu bảo trẻ con phải như thế này, phải như thế kia.

GVĐN 13: THAM LUẬN CỦA TRẦN HOÀNG VY


TRẦN HOÀNG VY 
(HV Hội Nhà văn VN tại Tây Ninh)


VĂN HỌC THIẾU NHI & HAI ĐIỀU ƯỚC

Ngẫu nhiên thế nào mà các nhà văn, nhà thơ của khu vực miền Đông Nam bộ lại có nhiều cây bút đang viết hoặc từng viết cho Thiếu nhi đến vậy, có thể kể ra đây là Xuân Sách, Hoàng Văn Bổn,Trần Đức Tiến, Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải), Đàm Chu Văn, Lê Nguyên Ngữ, Thu Trân, Nguyễn Một, Hồ Việt Khuê, Trần Hoàng Vy… Thế nhưng để chuyên tâm cùng với Văn học thiếu nhi, các nhà văn, nhà thơ “yêu trẻ” ấy vẫn phải viết thêm cho… người lớn để mà khẳng định và tồn tại. Trần Đức Tiến với “Lỏng và tuột”, Khôi Vũ với “Lời nguyền hai trăm năm”, Đàm Chu Văn với “Hai phía thời gian”, Nguyễn Một với ”Đất trời vần vũ” v.v…và v.v… Vậy điều gì đã khiến các nhà văn, nhà thơ yêu quí của chúng ta không và chưa thể yên tâm với sự sáng tạo đầy hồn nhiên trong sáng cho thiếu nhi, mà phải múa bút sang các lĩnh vực khác?

GVĐN 13 TIN, BÀI VỀ HỘI THẢO TRÊN CÁC BÁO



BÁO ĐỒNG NAI

Hội thảo “Văn học thiếu nhi - nhìn từ miền Đông Nam bộ”: Loay hoay tìm giải pháp!

Vì sao văn học nước nhà còn thưa vắng những tác phẩm xuất sắc viết cho thiếu nhi? Làm gì để các tác phẩm dành cho thiếu nhi có sức hút đối với độc giả và đến được với công chúng? Làm sao để thiếu nhi không thờ ơ với văn học nước nhà?
Đó là những trăn trở mà các nhà văn, lý luận phê bình, nhà xuất bản, quản lý nhà nước… đã cùng đem ra mổ xẻ tại hội thảo “Văn học thiếu nhi - nhìn từ miền Đông Nam bộ” do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp Ban công tác miền Đông Nam bộ của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Đồng Nai, ngày 10-5 vừa qua.

GVĐN 13: TRUYỆN NGẮN CỦA HỘI AN


Hội An
(HV Hội VHNT Bà Rịa Vũng Tàu)


Bình an cuối chiều
Truyện ngắn

Sắp đến ngày giỗ ông cụ Sáu Trung. Cụ bà và đám con cháu đã rục rịch chuẩn bị cả tuần nay để cho mọi thứ được chu tất. Năm nay cụ bà đã tám mươi sáu tuổi rồi nhưng còn minh mẫn khỏe mạnh. Cụ ông mất vậy là đã được năm năm. Người ta nói sống thấy lâu chứ chết rồi là không mấy hồi, thật đúng như vậy.

GVĐN 13 BẠN VĂN MỚI LÂM QUẾ & HOÀNG ANH TUẤN




LÂM QUẾ
(TP Biên Hòa)

CẤT CHO QUEN

Những con chữ! Sao mà gần gũi
Ngày, tháng, năm... tíu tít tuổi học trò
Tập làm văn, tôi gọi chữ ước mơ
“Ừ...”, hai đứa lòng vui nghiêng ngả

GVĐN 13: CHÙM THƠ CỦA HOÀNG ĐÌNH NGUYỄN


HOÀNG ĐÌNH NGUYỄN
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


4 bài thơ trên trang này nằm trong chùm thơ của tác giả viết sau chuyến đi Campuchia & Thái Lan

Nụ cười của Angkor

Angkor Thom - sáng nay tôi đến
Nắng bừng lên lộng lẫy tháp Bayon
Nắng nhuộm vàng trên từng viên đá lạnh
Những ngọn tháp nguy nga sừng sững trải bao đời…

GVĐN 13: QUANH ẤM TRÀ



Trần Hoàng Vy bình bài thơ
“Đưa dâu qua cầu Bến Hải” của Nhà Thơ CẢNH TRÀ


Đưa dâu qua cầu Bến Hải

Cảnh Trà

Một buổi mai nắng vàng hoa ngâu
Đám cưới đưa dâu qua cầu Bến Hải
Cầu vừa bắc xong
Sơn còn tươi roi rói
Đôi bờ xanh lúa mới đã ngậm đòng
Nhìn lại họ qua cầu mà nước mắt rưng rưng
Mà sung sướng vui tràn như trẻ nhỏ
Chàng trai Vĩnh Linh cưới cô gái đất Cùa Cam Lộ
Sông tưng bừng nhìn đôi lứa thương nhau
Gió lâng lâng con sóng vỗ chân cầu
Mà thắt ruột câu hò xưa tê tái

GVĐN 13: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU



 Nguyễn Phương
Nhìn lại phong trào
văn nghệ quần chúng ở thị xã Long Khánh
Phải nói rằng Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng thị xã Long Khánh trong nhiều năm qua ngày càng duy trì và phát triển mạnh mẽ, tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần phong phú, nâng cao hiệu suất học tập, hiệu quả sản xuất kinh doanh cho mọi tầng lớp nhân dân. 
Trung tâm Văn hóa Thể thao (VHTT) thị xã Long Khánh ngày càng nỗ lực, sáng tạo hơn để từng bước nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ (VHVN) của công chúng địa phương, đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương.

GVĐN 13 VỤ THU HỒI ĐẤT Ở VĂN GIANG (HƯNG YÊN)




Vì sao dân Văn Giang quyết liệt bám giữ đất?
Hơn 10 ngày trôi qua, câu chuyện về vụ cưỡng chế thu hồi đất để giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. 
Người ta không hiểu được vì sao có sự “đối đầu” gay gắt giữa một bộ phận nông dân có đất ở đây với chủ đầu tư và chính quyền trong việc này. Họ kiên trì bám trụ, thậm chí dùng xẻng, cuốc, gạch, đá… để giữ đất.
Từ vụ việc này, phải chăng chính sách, luật pháp hiện hành liên quan việc quy hoạch, phê duyệt dự án, đền bù - bồi thường thu hồi đất… đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần sớm xem xét, hoàn thiện.
Phóng viên báo Pháp Luật TP.HCM đã về Văn Giang tìm hiểu thực tế, trao đổi với các chuyên gia pháp luật, quy hoạch… góp phần lý giải căn nguyên của vấn đề.

GVĐN 13: CHỮ VÀ NGHĨA


CHỮ VÀ NGHĨA

CHỮ TRẠCH TRONG NHƠN TRẠCH
NGHĨA LÀ GÌ?

Tôi cố công tìm tự dạng bằng chữ Hán hai chữ Nhơn Trạch nhưng tìm riết đến nay vẫn chưa được. Chữ “nhân” ở phía Nam thường đọc trại âm là “nhơn” có vẻ dễ hiểu nhưng thực ra thì ít nhất chữ nhân (Theo từ điển Hán Việt tự điển thông dụng của Lạc Thiện) cũng có đến 7 tự dạng và nghĩa khác nhau. Thí dụ như chữ nhân trong hôn nhân khác chữ nhân trong lòng nhân. Với địa danh Nhơn Trạch có thể hiều đó là nhân: người; hoặc nhân: lòng nhân. Tự dạng hai chữ này khác nhau. Thế còn trạch?