Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

GVĐN 12: MỜI BẠN ĐỌC GVĐN SỐ 12


TÁC GIẢ GÓP MẶT: 
Đào Sỹ Quang - Ngọc Khánh - Võ Nguyện - Ngọc Thùy Giang - Phan Văn Tú
Phạm Quang Trung - Lê Xuân - Vĩnh Thông - Kha Tiệm Ly - Thanh Ứng - Lê Thiên Minh Khoa
& Trần Chiêm Thành - Phạm Văn Tình - Anh Tuấn - Hoàng Hưng Đạo

GVĐN 12: THƯ CỦA NGƯỜI GIỮ GÁC


Thay câu trả lời một bạn văn

“Một mình Người Giữ Gác làm tất cả mọi việc để có gácVănđồngnai, về lâu về dài e không xuể. Bạn văn có thể phụ giúp một việc gì trong công việc của tòa soạn không?”.
Thưa bạn văn có thiện ý, trả lời câu hỏi này thật khó. Nói “Không” thì phụ lòng bạn, nhưng nói “Có” thì quả tình không đúng! (Ít ra là cho đến lúc này). Vì vậy, NGG xin được kể chuyện mình làm gácVănđồngnai thế nào để thay câu trả lời về đề nghị của bạn.
* Điều đầu tiên cần kể là NGG đã quá tuổi làm việc theo quy định nhà nước. Tuy vẫn có một việc làm để kiếm sống nhưng thời gian rảnh rỗi còn khá nhiều (nếu tính trên 24 giờ thì thời gian này bằng trên dưới 8 tiếng của công chức). Là một người viết, NGG vẫn dành khoảng 3 giờ/ngày để sáng tác, đọc sách hoặc làm những việc liên quan đến chữ nghĩa, khoảng 2 giờ/ngày để vào mạng đọc tin, lấy tài liệu, thời gian 3 giờ còn lại được dành cho việc “vác tù và hàng tổng”. Nếu tính đến nay thì cứ 15 ngày làm một số, nghĩa là NGG có 15x3 = 45 giờ để làm 40 trang báo # 6 ngày làm việc trọn vẹn. Những con số này chỉ là tương đối nhưng chắc cũng giúp bạn văn hình dung ra sự “không đến nỗi thiếu thốn về thời gian” của NGG.

GVĐN 12: TRUYỆN CỦA ĐÀO SỸ QUANG


ĐÀO SỸ QUANG
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


H À N G   M Ã
Truyện ngắn

Cha nó cùng con tàu bị chìm đắm ngoài biển khơi trong cơn bão Conson! Mẹ nó đang trong cơn đau vì căn bệnh quái ác, nghe hung tin chồng tử nạn liền ngất xỉu…
Nó phải bỏ học khi vừa đúng tuổi chu kỳ. Tiếc lắm! Nhưng nó phải quyết định. Một ngày nó trốn mẹ ra đường đón xe…
Gã lơ xe chộp tay nó giật mạnh, rồi chỉ vào chiếc ghế đôi đang có một người đàn bà mập ú ngồi đó. Chiếc xe chở khách lao đi vun vút trên quốc lộ. Nó cố ngoái đầu lại tìm chút khoảng trời quê hương, nhưng không được! Người đàn bà nhìn nó với con mắt cú vọ, rồi bắt chuyện:
- Chắc dzô Sài Gòn hả?

GVĐN 12: CHÙM THƠ NGỌC KHÁNH


NGỌC KHÁNH
(HV Hội VHNT Đồng Nai)



Ngọc Khánh là bút danh của cô giáo Nguyễn Thị Khánh. Tham gia Hội VHNT Đồng Nai, Ngọc Khánh là một cây bút thầm lặng viết, cầu thị và đã đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi.
Cô giáo Ngọc Khánh đã gắn bó với ngôi trường THPT Nhơn Trạch ở một huyện xa của Đồng Nai nhiều năm. Ngoài công việc dạy văn thì viết văn, làm thơ, viết báo đã là lĩnh vực hoạt động khác mà cô luôn thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm. Quê hương và học trò hiển hiện nhiều trong văn thơ của Ngọc Khánh. Có bài, cách thể hiện của cô còn chưa thật cao tay nghề, nhưng cái tình của con chữ thì rất sâu đậm ở tất cả. (Khôi Vũ)

HOÀI NIỆM QUÊ XƯA

Bạn email muốn về quê chơi Tết
Bao nhiêu năm “đê đầu tư  cố hương”
Trong ký ức hiện lên bao vẻ đẹp
Một vùng quê Nhơn Trạch thân thương

GVĐN 12: TRUYỆN CỦA VÕ NGUYỆN


Võ Nguyện
(HV Hội VHNT Đồng Nai)



GÀ ỐNG
Truyện ngắn

Chín Thủ là người giàu tưởng tượng. Đôi khi những ý nghĩ của lão cũng đem lại những kết quả bất ngờ.
Mấy tháng qua, thấy gà công nghiệp bên trại chăn nuôi chết hàng loạt, gà thả vườn của Năm Rô hàng xóm bị bắt đi thiêu hủy cả bầy, Chín Thủ vẫn bình chân như vại ngồi sáng tác. Cho đến tối nay bầy gà nhà lão bị gật gù từng đám, có con phải đem chôn thì lão mới giật mình. Lão lật úp tập bản thảo, cắt đứt mọi suy nghĩ văn chương, tập trung vào nuôi gà. Bởi vì nuôi gà là nguồn thu nhập chính của vợ lão, là điểm tựa của tài năng của lão. Lão suy nghĩ lung lắm. Đến sáng thì bộ óc nhiều tưởng tượng ấy cũng tìm ra một ý tưởng độc đáo. Chín Thủ kêu vợ lên giảng giải:

GVĐN 12: CHUYỆN VĂN CHƯƠNG


CỰU TỔNG THỐNG MỸ BILL CLINTON DẪN CÂU KIỀU NÀO?

Trong chuyến thăm Việt Nam cuối năm 2000 của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton - lúc đó là tổng thống đương nhiệm nhưng đã tổ chức xong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo và “Bush con” thắng cử; trong lời đáp từ Chủ tịch nước ta, cựu Tổng thống Bill Clinton nói: “Nhân dân Hoa Kỳ vui mừng vì đã đến lúc chúng ta có thể trở thành đối tác. Như trong Truyện Kiều đã nói: “Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Nay ký ức băng giá về quá khứ đã bắt đầu tan. Những phác thảo của một tương lai ấm áp chung đã bắt đầu hình thành. Cùng nhau chúng ta hãy tận hưởng ngày xuân ấm áp này”. (Báo Nhân Dân ngày 18 /11/2000).

GVĐN 12: CHÙM THƠ NGỌC THÙY GIANG


NGỌC THÙY GIANG
(HV Hội VHNT Đồng Nai)



Ngọc Thùy Giang làm thơ từ trước 1975, trên bán nguyệt san Tuổi Hoa (miền Nam). Sau này, ông vừa làm thơ vừa viết nhạc. Về thơ, tuy viết nhiều nhưng đến nay ông mới chỉ in riêng được một tập “Chia nửa cho ai”. Hoạt động âm nhạc, ông viết không nhiều nhưng lại thường xuyên có mặt trong hàng ghế giám khảo các cuộc thi ca hát ở huyện Long Thành và một số huyện bạn.
Nhà Ngọc Thùy Giang ở bên quốc lộ 51, vừa bị giải tỏa trắng đế nhà nước làm đường cao tốc. Với số tiền đền bù ít ỏi, ông vẫn cố xây được căn nhà mới ở khu đất tái định cư còn nợ tiền hạ tầng. Khó khăn vô vàn trong cuộc sống, nhưng không sao, ông vẫn làm thơ!

Dấu hỏi

Trước ta là giấy trắng
Không hàng dọc hàng ngang
Trước ta là cõi lặng
Ta làm hay thơ làm?

GVĐN 12: TIỂU PHẨM CỦA PHAN VĂN TÚ


PHAN VĂN TÚ
(Tp.HCM)



Trước khi chuyển về TP.HCM, nhà báo Phan Văn Tú là Phó chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai. Trước nữa, ông làm việc tại Đài PTTH Đồng Nai. Hiện nay Phan Văn Tú giảng dạy tại Khoa Báo chí - Truyền thông, trường ĐH KHXH - NV TP.HCM

CHỨNG NHẬN YÊU NƯỚC
Tiểu phẩm

Chiều nay, mít tờ Si Giáng - giám đốc Công ty Ý tưởng Việt, một công ty chuyên bán các giải pháp sáng tạo - yêu cầu họp cơ quan đột xuất. Khi mọi người vừa ngồi xuống và chưa kịp hỏi nhau về mục đích họp, giám đốc vào thẳng vấn đề:
- Các anh chị có đọc báo hôm nay chưa?
- Dạ có!
- Có ai thấy thông tin gì không?

GVĐN 12: BÀI CỦA PHẠM QUANG TRUNG


PHẠM QUANG TRUNG
(HV Hội Nhà văn VN)



GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HIỆN NAY

Xin không đi sâu bàn về thực trạng của phê bình văn học nghệ thuật ở nước ta hiện giờ.  Bấy lâu, báo chí chuyên và cả không chuyên về văn nghệ, đã tập trung bàn luận khá kỹ càng và đích đáng rồi. Nhiều người thống nhất cho rằng, đối chiếu với những đòi hỏi ngày một cao và phức tạp của sáng tác và đời sống, phê bình, tiếc thay, đã kéo dài tình trạng trì trệ quá lâu, biểu hiện ở sự máy móc, xơ cứng về tiêu chí; ở vẻ tẻ nhạt, đơn điệu trong thẩm bình; ở xu hướng cá nhân, một chiều trong đánh giá; ở sự lộn xộn, loạn chuẩn khi tiếp cận… Chắc chắn hiện trạng đó không làm một ai trong chúng ta hài lòng cả. Càng có trách nhiệm cao, càng những người trong nghề lại càng không hài lòng, và vì thế, càng mong mỏi có sự chuyển biến nhanh chóng và đúng hướng trong lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm này. Bởi, hầu như ai cũng đều thấy rõ phê bình văn học nghệ thuật có vai trò to lớn ra sao đối với mọi hoạt động văn nghệ, từ sáng tác đến thưởng thức, từ định hướng đến chỉ đạo, đặc biệt trước sự chuyển biến mau lẹ và khó lường của đời sống tinh thần, nói riêng là đời sống thẩm mỹ như hiện nay. Theo tôi, nên chú trọng tới một loạt những giải pháp đồng bộ về nhiều phía sau đây:

1.             Đối với giới phê bình

GVĐN 12: BÀI CỦA LÊ XUÂN NHÂN KỶ NIỆM 30/4/1975


LÊ XUÂN
(HV Hội Ngôn ngữ Việt Nam)

TRÀO VUI NƯỚC MẮT CỨ RƯNG RƯNG

Khi những chiếc xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 cũng là lúc cả dân tộc hát vang khúc ca khải hoàn thống nhất đất nước. Đất nước ta liền một giải, non sông thu về một mối. Không có một bút pháp nào, giai điệu nào, sắc màu nào có thể diễn tả hết được niềm vui bất tận của dân tộc ta trong ngày toàn thắng. Hầu như tất cả các nhà thơ chuyên và không chuyên ở mọi miền Tổ quốc đều có thơ bày tỏ niềm sung sướng, tự hào đến trào nước mắt. Nhà thơ Tố Hữu, “con chim đầu đàn” của thơ ca cách mạng Việt Nam đã viết:
Ôi, nỗi mừng dâng mọi nỗi mừng
Trào vui nước mắt cứ rưng rưng
Cả Việt Nam tiến công, cả miền Nam nổi dậy
Dồn dập tim ta trăm trận thắng bừng bừng.
(Toàn thắng về ta)

GVĐN 12: DÂM BỤT hay RÂM BỤT?


CHỮ VÀ NGHĨA

DÂM BỤT hay RÂM BỤT?
PGS TS Phạm Văn Tình

Trong chương trình Chiếc nón kỳ diệu (cách đây khá lâu rồi), có một ô chữ hỏi về tên một loài cây lá răng cưa, có hoa khá đẹp, hay trồng làm bờ giậu ở nông thôn, gồm 6 chữ cái tạo thành. Trước đó, người chơi đã giải được 5 ô, là: #, Â, M, B, U, T; chỉ còn ô đầu tiên chưa mở.
Tiếp đó, một anh chàng đến lượt đã hăm hở đọc ngay: Chữ R (với lời giải là RÂM BỤT). Nhưng MC Long Vũ lúc đó đã làm cả khán phòng (và có lẽ nhiều người xem) ngạc nhiên khi bác bỏ thẳng thừng: Không có chữ R! Kết cục là quyền trả lời thuộc về người tiếp theo và người chơi may mắn này đã không khó khăn để đổi chữ R thành chữ D (DÂM BỤT). MC Long Vũ giải thích rằng “DÂM BỤT mới là đáp án đúng của chương trình...”. Tuy nhiên, nhiều người xem hôm đó vẫn thấy tiếc cho anh bạn đã chỉ ra chữ R và cảm thấy sự biện hộ của “nhà đài” chưa thực sự thuyết phục.

GVĐN 12: 2 TÙY BÚT CỦA VĨNH THÔNG


VĨNH THÔNG
(An Giang)

VĨNH THÔNG (Tên thật: Huỳnh Lê Triều Phú) vẫn còn là một học sinh ở Châu Phú, An Giang. Sự xuất hiện của em trên làng văn gây ngạc nhiên cho không ít người, trong đó có cả tôi (KV). Thơ và văn xuôi của tác giả tuổi học trò này đã được chọn in trên nhiều tờ báo lớn chuyên văn nghệ như Văn Nghệ Quân Đội... Em lại còn đoạt giải một cuộc thơ mà các tác giả dự thi hầu hết là người lớn.
gácVănđồngnai số này trân trọng giới thiệu Vĩnh Thông với hai tùy bút viết về quê hương của em.

Nắng mới trên đồi Tà Pạ
Tùy bút

Chúng tôi đặt chân đến chân đồi Tà Pạ vào buổi trưa sau khi đi một vòng quanh thị trấn Tri Tôn. Buổi trưa miền Tây Nam đầy nắng, buổi trưa của vùng đồi núi An Giang này lại càng nóng hơn. Nắng hầm hập chui vào chiếc xe nhỏ vừa khít cho mười sáu người ngồi, cửa xe luôn được mở ra, vậy mà ai cũng quạt lấy quạt để bằng những gì mà mình tìm được, kẻ thì quạt bằng nón, người quạt bằng vải áo, người thì lấy khăn lau mặt ra để quạt… Đúng thật là An Giang “sáu tháng đạp đất đồng khô, nửa năm đi trên mặt nước”!

GVĐN 12: THƠ KHA TIỆM LY


KHA TIỆM LY
(Tiền Giang)

TÌNH BIỂN ĐẢO

Từ lúc theo cha Rồng về biển,           
Nhớ trên ngàn một nửa anh em.
Mãi mỏi mắt về Hoàng Liên, Phú Thọ,
Cùng mẹ Tiên nên máu chảy ruột mềm.
Đất mẹ dài ba ngàn cây số.
Điệp trùng rừng núi, ngút ngàn sông,
Lòng biển lớn ấp ôm từng đảo nhỏ,
Như phù sa thương lúa ngậm đòng đòng.

GVĐN 12: TẢN VĂN CỦA THANH ỨNG


Từ Hà Nội, tác giả Thanh Ứng (đã in bài trên gácVănđồngnai một lần) gửi vào cho Người Giữ Gác 3 bài tản văn của ông.
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn văn trong và ngoài tỉnh Đồng Nai.

THANH ỨNG
(HV Hội Nhà văn Hà Nội)


Ao làng

Ao làng tôi bị lấp đi khá nhiều rồi. Hình như chỉ còn vài ba cái. Rất mừng là cái ao gắn với nhiều kỉ niệm của tuổi thơ tôi vẫn còn đó. Ao có tên là ao Cánh Cung. Ở làng tôi, ao nào cũng có tên: ao Đình, ao Chùa, ao Trưởng bạ Giá, ao Phó Châu… Tên ao gắn với tên chủ sở hữu nó! Riêng ao Cánh Cung không biết của nhà ai mà có cái tên gọi theo hình dáng. Ao giống một phần của hình bán nguyệt trông giống như một cánh cung giương hết độ căng. Đó là ao to nhất làng.

GVĐN 12: QUANH ẤM TRÀ




VỀ CHÙM THƠ MỚI của LÊ TUẤN ĐẠT

Nhận đựơc chùm thơ mới của Lê Tuấn Đạt, thấy lạ,  tôi đọc rất kỹ rồi đọc lại chùm thơ  lục bát của anh đăng  trên blog nầy không lâu.  Và tôi bảo lưu ý kiến trước đây khi giới thiệu lục bát của anh: “Anh có giọng thơ  thủ thỉ - nhỏ nhẻ, lối viết giản dị, bâng quơ, phóng túng, bãng lãng, mà tình ý sâu sắc, đậm đà, đạt phong độ thi sĩ như phong cách sống của anh”.
Và vài cảm nhận mới về thơ anh:
Câu thơ thân thương vì gặp lại những hinh ảnh thân thuộc từng gắn gó với tuổi thơ chân quê của mình: Bóng trầu, thân cau,  tiếng gà, đôi trâu, bờ rào, tàng cây,  bờ rào, khóm tre,  bóng cò… 
Diễn đạt thì lãng đãng, thường bâng quơ  ngây ngô, nhưng là  cái  bâng quơ ,  ngây ngô đến vô tư của đồng dao và cái lãng đãng của thi sĩ nên thành thơ và thành thơ hay. Xin hãy đọc lại khổ đầu trong bài “QUA ĐƯỜNG” của anh:
                                “Qua đường vì một cụ già
                                Tay dìu tay dắt, đưa bà cùng đi
                                                Đưa xong, không biết làm chi
                                                                           Một mình lóng ngóng lại đi… qua đường…”

GVĐN 12: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU




Thần đồng dịch giả

Tự tin, thông minh, sắc sảo, nhiều ước mơ và hoài bão, già dặn hơn độ ‘tuổi 11 rất nhiều, dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam Đỗ Nhật Nam đang là một ẩn số mà nhiều bậc phụ huynh muốn khám phá.

Từ ngoại trưởng Mỹ tới mật mã viên
Từng đam mê trở thành rất nhiều nhân vật quan trọng mà không phải đứa trẻ nào cũng mơ ước như: nhà khoa học nghiên cứu về trái đất, nhà ngoại giao, hoặc một người giỏi giang như Bill Gates... Đỗ Nhật Nam kể: “Đôi lúc con cũng thích trở thành dịch giả nữa nhưng con sẽ quyết tâm để được giàu có như Bill Gates”. Được thừa hưởng gien con nhà nòi của ông bố TS Đỗ Xuân Thảo và bà mẹ giáo viên Phan Thị Hồng Điệp, Nam sớm có tư duy phát triển lanh lẹ và thông minh khác thường, kết hợp phương pháp giáo dục rất khoa học của bố mẹ. Cậu không khỏi thừa nhận mình liên tục thay đổi ước mơ theo thời gian.

GVĐN 12: DỌC ĐƯỜNG VĂN




Kết quả xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trong lĩnh vực văn học nghệ thuật

Ngày 3-4, Bộ Văn hóa, Thể thao  và Du lịch thông báo kết quả xét tặng. Theo đó,13 người có các tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình được Hội đồng cấp Nhà nước xét đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Những tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình văn học nghệ thuật được Hội đồng cấp Nhà nước xét đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật trong lĩnh vực Âm nhạc gồm 27 tác phẩm, cụm tác phẩm; 14 tác phẩm, cụm tác phẩm trong lĩnh vực Điện ảnh; 5 công trình, cụm công trình trong lĩnh vực Kiến trúc; 5 tác phẩm, cụm tác phẩm trong lĩnh vực Múa; 16 tác phẩm trong lĩnh vực Mỹ thuật; 2 cụm tác phẩm trong lĩnh vực Nhiếp ảnh; 16 cụm tác phẩm trong lĩnh vực Sân khấu; 38 tác phẩm, cụm tác phẩm trong lĩnh vực Văn học và 7 công trình, cụm công trình trong lĩnh vực Văn nghệ dân gian.

GVĐN 12: ĐI TÌM CẢM HỨNG SÁNG TÁC




VIỆT NAM

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND thành phố Hải Phòng tiếp tục chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại trong đó có việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn và những trường hợp tương tự theo đúng quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trước đó, UBND thành phố Hải Phòng đã có báo cáo về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Hải Phòng khẩn trương giải quyết đúng pháp luật, vụ án “giết người, chống người thi hành công vụ” và vụ án “hủy hoại tài sản của công dân”.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

GVĐN 11: GIỚI THIỆU GÁC VĂN ĐỒNG NAI SỐ 11

gác văn đồng nai số 11 (15.4.2012)
TÁC GIẢ ĐỒNG NAI 
Trần Thúc Hà - Hạnh Vân - Thuấn Hoàng -  Lê Tuấn Đạt - Tống Duy Hòa - Bùi Công Thuấn - Lê Liên - Trần Chiêm Thành  
tác giả trong nước
Trần Đức Tiến - Trúc Thanh Tâm


GVĐN 11: LỜI THƯA CỦA NGƯỜI GIỮ GÁC

Lời thưa của Người Giữ Gác
Thưa các bạn văn trong và ngoài tỉnh Đồng Nai
Đến ngày đầu tháng 4/2012 vừa qua, gácVănđồngnai đã ra trọn 10 số đầu tiên, tạm xếp vào Bộ 1. Trong thời gian đầu, vừa làm vừa đón nhận những ý kiến đóng góp của bạn văn khắp nơi, gácVănđồngnai đã dần ổn định và hoàn chỉnh về nội dung, cách trình bày, định kỳ phát hành, kỹ thuật lưu file và các danh sách chuyển gửi...
Người Giữ Gác, một kẻ tình nguyện ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, xin được chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu của các bạn văn khắp nơi, trong thời gian qua đã góp ý và gửi cho nhiều lời khen, đồng thời chia sẻ những khó khăn ban đầu. Nhân đây, xin được xác định lại một lần nữa, gácVănđồngnai ra đời nhằm giới thiệu các tác giả sáng tác văn học của Đồng Nai với nhau và với bạn bè khắp nơi; đặc biệt là các tác giả đang tự khẳng định mình hoặc các tác giả mới xuất hiện. Bên cạnh đó, sáng tác & bài viết của bạn văn trong nước cũng được trân trọng giới thiệu như một hình thức trao đổi văn chương, học hỏi lẫn nhau. Phần tư liệu (thời sự chọn lọc và tóm lược, bài chuyên đề về cuộc sống, tài liệu khác...) vừa bổ sung vốn sống, vừa nhằm gợi ý sáng tác... Rất mong trong thời gian tới, bạn văn khắp nơi tiếp tục ủng hộ gácVănđồngnai qua việc gửi tác phẩm đến, góp ý hoặc đề xuất những trang mục mới... Đó sẽ là nguồn động viên to lớn giúp Người Giữ Gác “vác tù và hàng tổng” được lâu dài.

GVĐN 11: TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÚC HÀ

Trần Thúc Hà
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


B  ạ  n   t  ô  i

Truyện ngắn

Tôi ra sân bay đón bạn. Hắn từ Mỹ về. Thấm thoát mới đó mà gần bốn năm. Thời gian ở Mỹ hắn không như người ta. Trước khi đi Mỹ hắn đã có vợ và một con. Vợ hắn là người yêu hồi sinh viên. Cả hai cùng học khoa hóa. Ra trường thì chúng tìm được việc ngay. Vợ hắn làm kiểm nghiệm thực phẩm ở cơ quan nhà nước, hắn làm cho một công ty chăn nuôi. Vậy là cuộc sống bước đầu của chúng nó ổn định xuôi chèo mát mái, ai nhìn vào cũng thèm bởi cái thời đi tìm công ăn việc làm đâu có dễ. Được một năm thì chúng cưới nhau. Năm sau chúng sinh cháu trai. Trông đôi vợ chồng trẻ, chồng hai bảy vợ hai lăm ai cũng thấy hạnh phúc tràn trề. Tưởng thế mà chúng nó đi lên gầy dựng cơ nghiệp, tổ ấm. Rồi chẳng ai ngờ, lòng người thay đổi như trở bàn tay!

GVĐN 11: THƠ HẠNH VÂN

Hạnh Vân
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


Ghen bóng

Những cơn gió đuổi nhau thốc vào căn phòng trống
khoảnh khắc đợi chờ buồn xo
dòng nhớ quanh co chảy đến cuối trời
nơi ánh mắt nụ cười người thương vương vãi
nơi váy ngắn chân dài người dưng tung tẩy
nơi bể vui lênh láng chặn nẻo về

GVĐN 11: TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN ĐỨC TIẾN

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam tại Miền Đông Nam Bộ
Nhà văn Trần Đức Tiến vừa được trao giải thưởng văn học thường niên (2010) của Hội Nhà văn VN với tập truyện ngắn LỎNG VÀ TUỘT.
Ông sống và làm việc tại tỉnh bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện đang là Ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn VN, trưởng Ban công tác NHÀ VĂN khu vực miền Đông nam bộ.
gácVănđồngnai số này giới thiệu với bạn văn truyện ngắn LỎNG VÀ TUỘT, là truyện được chọn làm nhan đề chung cho tập truyện.

Lỏng và tuột
Truyện ngắn TRẦN ĐỨC TIẾN

Y bấm nút khởi động chiếc điện thoại đi động. Màn hình sáng lên trong vài giây, rồi từ từ tối lại. Không có tin nhắn. Đêm qua không có ai nhớ đến y. Không  ai muốn nói, muốn chia sẻ với y điều gì trong lúc y ngủ và tắt máy. Giá như mọi sáng khác, y sẽ cất điện thoại vào một chỗ rồi bắt đầu những công việc hàng ngày của mình. Nhưng sáng nay, y lẩn mẩn giữ máy trong tay hồi lâu. Lẩn mẩn nhấn phím mở danh bạ. Không hề có ý định gọi cho ai. Chậm rãi lướt một lượt từ trên xuống dưới. Những cái tên người xếp theo thứ tự ABC, cẩn thận, chính xác như trong từ điển.

GVĐN 11: NHẠC SĨ NGUYỄN PHƯƠNG

Người của những tráng ca
Thuấn Hoàng
Về Long Khánh Trong bất cứ hội diễn văn nghệ quần chúng nào, khán giả đều được nghe những ca khúc hùng tráng về Long Khánh. Sân khấu sôi động hẳn lên, tràn đầy hào khí, khi ca khúc Đập Tan Cửa Thép vang lên. Những ca sĩ với quân phục và đội hình bộ đội, trong tư thế tràn lên tiến công, tạo nên hình tượng, làm sống dậy những tháng ngày hào hùng của chiến thắng 1975 ở Xuân Lộc-Long Khánh. Người nghe cũng được lắng tâm hồn mình vào tiếng nói thiết tha với quê hương Long Khánh qua trường ca Hồ Thị Hương, người con anh hùng của Long Khánh. Những ca khúc ấy là của nhạc sĩ Nguyễn Văn Phương (Ảnh), hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

GVĐN 11: KỶ VẬT CỦA MỘT LIỆT SĨ ĐỒNG NAI

Sau hơn 40 năm, kỷ vật của một liệt sĩ người Đồng Nai trở lại với gia đình

Cuốn sổ ghi thơ và cuốn sổ nhật ký
Câu chuyện bắt đầu từ bài báo trên tờ The Age của Úc, kể về một cựu binh là Laurens Wildeboer canh cánh trong lòng suốt 40 năm vì lưu giữ bài thơ “Lá thư Xuân” trong một cuốn sổ tay được cho là sổ nhật ký của một người lính Việt Nam. Ngoài ra, cựu binh này còn lưu giữ một cuốn sổ nhật ký khác, một giấy lý lịch, một khăn quàng của bộ đội Việt Nam. Những kỷ vật này được ông lấy từ chiến trường Việt Nam khi tham gia cuộc chiến với ông là phi nghĩa.
 Cũng theo bài báo trên tờ The Age, bài thơ là của người lính mang tên Phan Van Ban (Phan Văn Bần, tên thật của liệt sỹ Phan Thành Nhơn). Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu thực tế, bà Ngô Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm quản lý dữ liệu liệt sỹ và người có công (MARIN), cho biết hiện chưa xác định được tác giả thật sự của bài thơ “Lá thư Xuân”.

GVĐN 11: THƠ LÊ TUẤN ĐẠT

Lê Tuấn Đạt
(GV Đại học Đồng Nai)


HAI TIẾNG CÁM ƠN

Chỉ hai tiếng cám ơn nghe sao sốc
Kéo dài ra nghe như tiếng vô ơn
Hai tiếng ấy biến tôi thành kẻ ngốc
Đến lúc xuống xe mà lòng cứ nặng buồn

GVĐN 11: BÙI CÔNG THUẤN ĐỌC TẬP THƠ "TRỐN" CỦA ĐÀO TRỌNG THỬ

Buøi Coâng Thuaán
(HV Hoäi VHNT Ñoàng Nai)
SAO ANH LẠI TRỐN, HỠI NHÀ THƠ!
(Đọc tập thơ TRỐN của Đào Trọng Thử, Nxb Hội Nhà Văn.2011)

Tập thơ đọng lại trong tôi nỗi buồn và nhiều trăn trở. Nỗi buồn thế sự của nhà thơ về thế hệ mình, thời đại mình và về chính mình. Thơ Đào Trọng Thử (ĐTT) là thơ châm biếm–trữ tình, chất trữ tình là chính. Bởi dường như anh nhận ra rằng, sự phê phán châm biếm của anh đã bị thời đại vượt qua, và tiếng thơ của anh như tan vào cõi không. Trữ tình và châm biếm hòa quyện vào nhau, và  đó là phẩm chất nghệ thuật riêng của thơ anh.

GVĐN 11: QUANH ẤM TRÀ


Lê Liên
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

VĂN NGHỆ SỸ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN Ở ĐỒNG NAI

(...) Tôi đã tự hỏi vai trò của Văn nghệ sĩ (VNS) với sự phát triển ở Đồng Nai về mặt lý thuyết là gì? Rồi tự trả lời trước hết “sự phát triển ở Đồng Nai” là gì và cái gì làm nên sự phát triển ấy. Lập tức tôi nhận ra ngay vai trò của VNS. Bởi vì Nghị Quyết của Đảng bộ tỉnh trước nay đã chỉ ra rồi, nhưng vẫn phải nói rằng suy cho cùng mục đích của sự phát triển là xây dựng một Đồng Nai giầu đẹp và hoàn thiện dần lên cùng với đất nước vì mục tiêu “Dân giầu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Giầu là giầu về kinh tế, đẹp là đẹp về văn hóa. Hơn nữa ai cũng hiểu phạm trù văn nghệ lại thuộc lĩnh vực văn hóa. Vậy là đã rõ vai trò của văn nghệ (văn hóa) nói chung vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển tỉnh Đồng Nai trong đó chính VNS, những người làm văn nghệ là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận ấy. Thế hệ cha anh chúng ta trước đây đã làm được điều đó*. Ngày nay chắc hẳn Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đang trông chờ đội ngũ VNS vươn lên ngang tầm với yêu cầu phát triển. Chúng ta, công chúng Đồng Nai đang mong có những tiểu thuyết, câu thơ, những tiếng hát, đêm kịch, những tấm hình và cả những bức tranh nữa, thực sự là biểu tượng của cái đẹp tỏa sáng vào tình yêu thương và lòng can đảm của con người, biết vượt lên chính mình, chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu và cái ác, vượt qua thách thức làm nên kì tích vì cộng đồng, vì một Đồng Nai giầu đẹp.

GVĐN 11: CHÙM THƠ TRÚC THANH TÂM

TRÚC THANH TÂM
(HV Hội VHNT An Giang)
Chùm thơ
DỄ THƯƠNG CÁI THUỞ HỌC TRÒ 

  
GIÓ LẠ LÙNG

Nhỏ đi học về ngang xóm
Tà áo dài trắng bay bay
Ta nhìn nhỏ mà tưng tức
Gió chi, thổi lạ thế này!

GVĐN 11: VỀ CÂU ĐỐI "AI CÔNG HẦU AI KHANH TƯỚNG"

Chữ & nghĩa
VỀ CÂU ĐỐI “AI CÔNG HẦU,
AI KHANH TƯỚNG…”

Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim và Việt Nam thơ văn hợp tuyển của học giả Nguyễn Hiến Lê là những công trình tin cậy về lịch sử và văn học sử. Cả hai sách này đều có chép chuyện về hai nhân vật lịch sử Ngô Thời Nhiệm, Đặng Trần Thường và lai lịch câu đối nổi tiếng trong kho tàng câu đối Việt Nam. Người ra vế đối là Đặng Trần Thường:
Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ hơn ai
Ngô Thì Nhậm đối lại:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Câu đối có nhiều dị bản nhưng hai câu trên đây phổ biến nhất.

GVĐN 11: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

“Miếng ghép ngược” giành giải Nhất Biếm họa về Môi trường
Với tác phẩm “Miếng ghép ngược” về đề tài dioxin, tác giả còn khá mới của giới họa sĩ biếm họa là Trần Hải Nam (bút danh N9) đã bất ngờ vượt qua nhiều “đối thủ” nặng ký để giành giải Nhất cuộc thi giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ 3.

GVĐN 11: DỌC ĐƯỜNG VĂN

Tiệm sách của Nguyễn Nhật Ánh

(SGGP).- Sáng 17-3, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã giới thiệu và khai trương tiệm sách riêng có tên gọi “Tiệm sách Kính Vạn Hoa” tại số 8BC Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Đây là lần đầu tiên một nhà văn trong nước có tiệm sách riêng dành cho mình.
Tiệm sách Kính Vạn Hoa mang phong cách các tiệm sách châu Âu, nhỏ và ấm cúng. Tiệm sách chỉ giới thiệu các loại sách văn học trong và ngoài nước, nhất là các sách văn học hay theo tiêu chí riêng và giới thiệu các đầu sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từ các tác phẩm độc lập như Tôi là Bêtô, Lá nằm trong lá, Mắt biếc, Trại hoa vàng… đến những tác phẩm nhiều tập như Kính Vạn Hoa, Chuyện xứ Lang Biang…
Ngoài ra, nơi đây có trưng bày các ấn bản in lần đầu tiên của các tác phẩm nổi tiếng của nhà văn như Cú phạt đền (1985), Bí mật một võ sĩ (1988)…

Cuộc thi viết với chủ đề “Xây dựng trường học thân thiện và những tình huống trong ứng xử”

GVDN 11: THỜI SỰ & CẢM HỨNG SÁNG TÁC


TIN TIÊN LÃNG:
* Ngày 29/3, Thành ủy Hải Phòng đã có Kết luận về việc thực hiện Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 10-2-2012 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng.
Thành ủy Hải Phòng cho biết, tính đến ngày 25/3/2012, đã có 50 cán bộ, đảng viên, nhân viên và 25 tổ chức có liên quan đã tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm túc, đảm bảo thời gian và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy.
Đặc biệt, huyện Tiên Lãng đã có 16 tổ chức và 17 cá nhân bị kiểm điểm và xử lý kỷ luật.

* Tối 3/4, cổng thông tin điện tử của Thành phố Hải Phòng đăng tải thông cáo báo chí của UBND thành phố về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng về vụ việc cưỡng chế thu hồi đất ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.