CUỘC SỐNG MUÔN MÀU
Đờn ca tài tử ở Long Khánh
Vào những năm của thập niên 90, phong trào đờn ca tài tử ở Long
Khánh bắt đầu bùng lên nhờ có sự tiếp sức của các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc
(Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh), các câu lạc bộ tài tử ở Thuận
an (Bình Dương)và các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Nghệ nhân thâm niên nhất ở Long Khánh chơi đờn ca tài tử là ông
Giáo Kiều (phường Xuân Trung), ông đã có công dìu dắt nhiều thế hệ đến với âm
nhạc dân tộc, đờn ca tài tử, thời kỳ này mục tiêu cũng chỉ cung cấp nhân sự cho
dàn nhạc bát âm phục vụ các lễ hội đình đám, ma chay là chủ yếu.
Công lao lớn nhất thời bấy giờ là nhà Văn hóa Long Khánh, khởi
điểm khoảng năm 1993-1994 một liên hoan nhạc lễ, nhạc tài tử được ra đời trong
sự cố vấn của câu lạc bộ âm nhạc dân tộc (Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh) các nhạc sư Tấn Nhì, Vũy Chỗ, Ba Tu, Tám Nhứt, Út Tỵ, cùng với soạn
giả Hải Đăng đã cất công về Long Khánh để “gieo hạt”. Cũng từ Liên hoan này,
Long Khánh xuất hiện thêm nhiều nhóm nhạc lễ công khai, nhiều cuộc giao lưu đờn
ca tài tử diễn ra, cứ mỗi lần giao lưu lại xuất hiện thêm nhiều giới mộ điệu,
nhiều người đã tìm đến với đờn ca tài tử như món ăn tinh thần khoái khẩu của
chính mình.
Từ đây, câu lạc bộ đờn ca tài tử Long Khánh ra đời, quy tụ được
nhiều nghệ nhân tham gia sinh hoạt, thường xuyên giao lưu với các đơn vị bạn để
bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, khai thác thêm nhiều bài bản mới để bổ sung vốn
kiến thức về đờn ca tài tử của đơn vị. Chủ nhiệm Câu lạc bộ thời ấy là ông Hai
Lộc, một nông dân sản xuất giỏi nhưng rất mê đờn ca tài tử, ông đã dẫn dắt câu
lạc bộ đi xa hơn, tìm kiếm nhiều hình thức phong phú để câu lạc bộ có điều kiện
phát triển tốt. Có những buổi giao lưu với các đơn vị bạn về nhà quá nữa khuya,
nhưng anh em thành viên không nề hà mà rất vui khi được tiếp cận ngày càng
nhiều các phong cách tài tử mới lạ, hấp dẫn.
Gần đây, hoạt động đờn ca tài tử ở Long Khánh lại rộ lên ở các xã
như Xuân Tân, Bình Lộc và xã Bảo Quang. Hàng tháng họ đến với nhau một lần để
giao lưu, đờn, ca học hỏi kinh nghiệm, cuộc giao lưu nào cũng quá khuya. Anh
Hoài Mỹ - câu lạc bộ xã Xuân Tân cho biết: “Càng về khuya giọng ca càng ngọt
ngào, tiếng đàn càng ai oán, rung động lòng người, có giao lưu ca hát như thế
này mới giữ anh em ở với câu lạc bộ được”. Đến hẹn lại lên, sau Xuân Tân
rồi đến Bình Lộc và mới đây đêm 18 tháng 5 năm 2012, xã Bảo Quang vừa đăng cai
tổ chức giao lưu đờn ca tài tử, sân khấu giao lưu ở Trung tâm văn hóa xã, nằm
tít xa trong ấp vậy mà chưa đến giờ đã chật kín người mộ điệu đến thưởng thức
và tham gia chương trình.
Tham dự đêm giao lưu có lãnh đạo xã dự xuyên suốt, anh em phấn
khởi lắm. Ông Võ Văn Thành -Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Lâu lâu giao lưu
với các xã bạn một lần, còn lại câu lạc bộ của xã cũng thường xuyên đi xuống ấp
khuấy động phong trào, tới đây đưa vào nhà văn hóa ấp sinh hoạt sẽ tốt hơn”.
Để phong trào đờn ca tài tử tồn tại lâu dài và phát triển bền
vững rất cần có sự quan tâm về tinh thần, vật chất của các cấp lãnh đạo để động
viên anh em thành viên tích cực hoạt động, góp phần khôi phục, giữ gìn, bảo tồn
vốn âm nhạc dân tộc, đặc sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
HL
TRUNG NGHĨA
(Báo Lao Động Đồng Nai)
NGÀY VUI NHỚ LÂU
Chỉ trong một ngày cuối tuần vừa rồi mà tôi nhận được cùng một lúc
hai tin vui.
Tin vui thứ nhất Tỉnh Đồng Nai công
bố Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là một trong những Khu Dự trữ sinh quyễn
của thế giới. Được biết Khu DTSQ Đồng Nai với diện tích 966.563 ha là một hình
mẫu về bảo tồn đa mục đích. Đây sẽ là mô hình phát triển bền vững hài hòa giữa
con người với thiên nhiên. Đặc điểm của Khu DTST ĐN rất đa dạng về sinh thái,
là mái nhà chung của hơn 3.600 loài động thực vật đã được định danh trong đó có
hơn 100 loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài
ra cũng rất đa dạng về du lịch và đặc biệt đa dạng về lịch sử với các di tích
Căn cứ Trung ương cục Miền Nam, di tích Căn cứ Khu ủy Miền đông đã được công
nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia, đây là nơi ghi dấu biết bao sự kiện lịch sử
với những chiến công oanh liệt vẻ vang của quân và dân miền Đông Nam bộ trong
hai cuộc kháng chiến vì độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Đây là tin vui
chung.
Tin vui thứ hai là một tin vui riêng. Số là vào khoảng 5 giờ chiều
tôi nhận được cuộc điện thoại của một anh bạn hiện sống tại ấp 2 xã Mã Đà huyện
Vĩnh Cửu. Anh nói rất hồ hởi trong điện thoại “có rồi nghen”. Tôi hỏi lại có
gì. Anh bảo “tui có điện rồi nghen, cách đây 5 phút”. Chúng ta ở nội ô thành
phố Biên Hòa rất khó hình dung được niềm vui của bà con ở Mã Đà khi nhận được
dòng điện quốc gia. Khi đăng ký lắp điện kế chúng ta chỉ cần đến công ty Điện
lực điền đơn theo mẫu, vài ngày sau công ty khảo sát xong gọi lên đóng tiền
(khoảng hơn 1 triệu), vài ngày nữa công nhân điện lực đến gắn đồng hồ điện là
xong, sử dụng vô tư. Nhưng với bà con xã Mã Đà thì không phải vậy. Đơn cử như
anh bạn tôi, anh theo gia đình lên định cư tại Vĩnh Cữu từ năm 1976 theo diện
Kinh tế mới. Sau đó anh làm công nhân lâm trường Mã Đà. Những năm giữa thập
niên 80 của thế k÷ trước, “âm vang mùa xuân” của dòng điện Trị An lan tỏa đến
nhiều tỉnh thành của miền nam thì nhà anh nằm ở ven hồ (mép nước cách cửa nhà 5
mét) vẫn thắp đèn dầu. Gần cuối thế kỷ trước mới có người sáng chế đèn sử dụng nguồn điện một
chiều bằng bình ắc-quy. Nhưng sử dung “nguồn điện” này cũng cực lắm, một binh
ắc-quy loại 45 ampère thắp 1 bóng nê-ông
30 cm mỗi đêm 2 tiếng cũng chỉ được vài ngày là hết điện phải chở bình đi sạc
bên thị trấn Vĩnh An cách nhà gần 6 km, sáng chở bình đi giao, chiều ra nhận
bình về rất tốn thời gian và tiền bạc. Và anh vẫn phải sử dụng “phát minh” này
đến nay. Hôm qua tôi lên Mã Đà, ghé nhà anh, anh phấn khởi bật công tắc điện
cho tôi coi. Bóng đèn compact 100 oát sáng rực nhưng không sáng bằng niềm vui
tỏa ra từ mắt anh. Anh nói “Vậy mà cũng mất 36 năm, nhưng thôi nay xong rồi, sáng
rồi”. Anh còn nói đùa cái sự không có điện này đã kéo dài qua hai thế kỷ và hai
thiên niên kỷ. Chắc chắn rằng không chỉ anh bạn tôi phấn khởi mà tất cả bà con
ấp 2 xã Mã Đà đều phấn khởi khi dòng điện đã được kéo đến tận nhà mình, bà con
sẽ thêm vui thêm tin tưởng đất nước ngày một đổi mới, ngày một đi lên.
Riêng tôi trong một ngày mà nhận được hai tin vui lại
hòa chung niềm vui của cả nước đang kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh thì ngày vui này chắc chắn tôi sẽ nhớ rất lâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét