Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

Về một "thư lạ" gửi đến nhiều địa chỉ email của bạn bè gácVănđồngnai


 Ngày 27/1/2012, Người Giữ Gác (NGG) nhận được email của cô giáo Hạnh Vân, một tác giả mới của làng văn nghệ ĐN (có tác phẩm được giới thiệu trên gácVănđồngnai) cho biết có người đã sử dụng địa chỉ email của cô để gửi email đến nhiều người, giới thiệu vào đọc một trang blog nọ. Nội dung email của Hạnh Vân như sau:

Hạnh Vân thông báo:
Sáng nay Hạnh Vân vừa được một số Văn nghệ sĩ Đồng Nai báo tin đã nhận được một bức thư lạ kèm một đường link lạ gửi từ mail của Hạnh Vân.
Hạnh Vân xin được nói rõ rằng thời gian qua Hạnh Vân về quê ăn Tết nên không liên lạc được với bất kỳ ai qua thư mail. Có thể hộp thư mail của Hạnh Vân đã bị đánh cắp mật khẩu, hoặc có ai đó lập một địa chỉ khác tương tự địa chỉ mail mà Hạnh Vân đang dùng nên gây ra hiểu lầm.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Tin mới

Gửi bạn bè 
* Theo yêu cầu của nhiều bạn bè, từ số 6, trang blog Gác Văn Đồng Nai sẽ có thêm phần hình ảnh của các bài viết, sáng tác (như bản pdf gửi qua email)
* Blog Gác Văn Đồng Nai vẫn chỉ cập nhật toàn bộ bài vở theo từng số, tức là vào ngày 1 và 15 mỗi tháng. 
* Những bạn bè đọc blog này, muốn có thêm và thường xuyên bản được trình bày (e-paper), xin gửi địa chỉ email của mình về: thaihaidn@yahoo.com


Người Giữ Gác

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

GVĐN 05: MỜI BẠN CÙNG ĐỌC

GVĐN 05: CHAT VỚI NGƯỜI GIỮ GÁC

CHÁN NHƯ  
CHAT VỚI Người Giữ Gác !

- Chào NGG! Năm hết tết đến, chúc anh nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ để chăm sóc gácVănđồngnai của chúng ta nhé!
- Cảm ơn bạn. Cũng xin chúc bạn như thế!
- NGG ơi cho mình hỏi: Mấy số qua, NGG toàn CHAT với bạn bè chuyện về/quanh cái Gác. Có phải về lâu về dài, cái mục này vẫn cứ với nội dung ấy?

GVĐN 05: TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÚC HÀ

Trần Thúc Hà
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Chuyện chúng tôi
Truyện ngắn

Dạo trước mấy ông Khuyến nông trên về xã tôi làm cho ấp chúng tôi xôn xao bàn cãi. Chuyện nhà tôi thì cha con giận nhau, anh em ngủng ngẳng bất hòa. Xã chúng tôi có mười hai ấp là nông dân mà chẳng thuần nông chút nào. Cây lúa không nuôi sống được chúng tôi, nhờ mảnh vườn đám rẫy lo toan mọi chuyện nhưng cũng chẳng khá lên được, mặc dầu một đôi nhà có con lên thành phố ăn học, cái luẩn quẩn thiếu hụt đại đa số vẫn bám chúng tôi như đỉa bám vào bụng trâu vậy.

GVĐN 05: THƠ HẠNH VÂN

Hạnh Vân
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Mùa không phai

Anh đừng vội yêu những ngón tay thon
non nhuốt sẽ ráp thô cùng tảo tần hôm sớm
nước đục
nước trong
những ngón gầy rũ héo
khô khát, chai sần còn được nép vào anh?

GVĐN 05: TRUYỆN NGẮN CỦA NGỌC KHÁNH

Ngọc Khánh
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

NIỀM VUI MÙA XUÂN

Bà Ba đứng kiễng chân nhìn qua hàng rào râm bụt có những bông xòe nở đỏ sẫm trong chiều cuối đông, nhìn sang nhà bên cạnh. Lớp học chưa kết thúc. Tiếng cười đùa của bọn trẻ đang vang lên.

GVĐN 05: TRUYỆN NGẮN CỦA ĐÀO SỸ QUANG

Đào Sỹ Quang
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

SỰ KHẬP KHIỄNG
Truyện ngắn

Thi thoảng chú ghé nhà tôi chơi. Anh em mà (nội bảo vậy). Chú kém ba chừng hơn chục tuổi. Hào hoa.
 Ba tôi bận bịu  suốt ngày. Má bảo, từ ngày xửa ngày xưa đã thế rồi.

GVĐN 05: 41 TÂN HỘI VIỆN NVVN & KHÁNH THÀNH NHÀ LƯU NIỆM NV KIM LÂN

DANH SÁCH 41 TÂN HỘI VIÊN
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
          Thơ:
Trần Thị Kim Anh (TP. Hồ Chí Minh)
Cát Du (Phan Kim Dung - Bình Dương)
Lê Kim Hạt (Vĩnh Phúc)
Trần Hoàng Thiên Kim (Công an nhân dân)

GVĐN 05: TRUYỆN NGẮN CỦA HOÀNG NGỌC ĐIỆP

Hoàng Ngọc Điệp
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

CON NUÔI

Truyện ngắn mini

Hạnh rất xinh: da trắng, mũi thon, mắt đen láy. Nó là con rơi của chủ một doanh nghiệp nhỏ (Sau này tôi mới biết anh này từng vào tù ra tội). Mẹ nó bán bia ôm, nghiện heroin và đã dính HIV/AIDS. Đứa con “ngoài luồng” đã làm nhà doanh nghiệp khốn đốn với những trận ghen lôi đình của vợ. Thế rồi, qua nhiều mai mối lòng vòng, nó rơi vào tay tôi, như trái banh rơi vào tay một kẻ chưa từng đá banh bao giờ.

GVĐN 05: THƠ DƯƠNG THỊ THU HƯỜNG

Dương Thị Thu Hường
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Trên đồi Vọng Cảnh

Đà Lạt,
Vọng Cảnh và tôi đứng kề nhau
Lạc lõng, hắt hiu tôi và gió
Tôi thét ru mình, thinh lặng ru tôi:
Ngủ đi, tháng ngày cô đơn dằng dặc
Tha phương ơi nỗi thống khổ màu gì?

GVĐN 05: THƠ LÊ TUẤN ĐẠT

Lê Tuấn Đạt
(ĐH Đồng Nai)

ÔNG GIÀ MÙ BÁN VÉ SỐ (1)
(Tặng ông già mù bán vé số trước cổng Đài Truyền Hình Đồng Nai-Năm 1999)

Ông đứng như tượng gỗ
Nắng trưa hè tạc nên
Tay mù cầm vé số
Khuôn mặt mờ tuổi tên

GVĐN 05: BÀI CỦA CÙ THỊ THANH HUYỀN

Cù Thị Thanh Huyền
(TP HCM)

Thương lấy đồng quê

Em ra trường đã mấy tháng, chạy nhiều nơi mà chưa xin được việc. Đọc thư em, tôi như hình dung ra khóe mắt rưng rưng sau từng con chữ: “Cô ơi! Chẳng lẽ ba mẹ em, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tích cóp nuôi em ăn học, mong em thoát khỏi kiếp chân lấm tay bùn, mà rồi, sau 3 năm đèn sách ở thành phố lớn nhất nước, em lại phải quay về với ruộng đất sao cô?”.

GVĐN 05: BÀI CỦA BÙI CÔNG THUẤN

Bùi Công Thuấn
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

XUÂN NHÂM THÌN LẤP LÁNH NHỮNG NIỀM VUI

Ngày xuân, một cành mai, một tách trà và trò chuyện với nhà văn thì thật thú vị. Tôi vẫn gặp đâu đây khuôn mặt trầm tư của lão nhà văn Hoàng Văn Bổn mỗi khi ông đến trụ sở Hội. Dường như ông còn nhiều trăn trở với văn nghệ Đồng Nai. Còn nhà văn Lý Văn Sâm để lại trong tôi ấn tượng không phai về dáng thanh thoát và nụ cười hồn nhiên. Tôi vẫn nhớ như in Nguyễn Đức Thọ nhìn tôi bằng ánh mắt hiền lành và nụ cười lém lỉnh ngày tôi được kết nạp Hội VHNT Đồng Nai (1988)… Ngày xuân, xin chúc tất cả nhà văn Đồng Nai vui và hạnh phúc trong năm mới đầy nỗ lực sáng tạo.

GVĐN 05: THƠ VĨNH THÔNG

Vĩnh Thông là một tác giả còn trong tuổi học trò ở An Giang. Anh đã có nhiều sáng tác được in trên các báo văn nghệ “lớn”.

Vĩnh Thông
(Học sinh trường THPT Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang)

XUÂN TRONG

Sáng cuối năm
Chạm tay vào bàn phím
Ta sẽ viết gì trao tặng mùa xuân?
Và viết gì để vơi những thẩn thơ
ngày gió ghẹo?

GVĐN 05: TRUYỆN NGẮN CỦA HOÀNG THÁI SƠN

Hoàng Thái Sơn
(HV Hội Nhà văn VN tại Quảng Bình)

Cái chết của một tiền đạo
Truyện ngắn

Người quê tôi vui mừng khôn xiết trước sự kiện khánh thành sân vận động Mỹ Tú trên một vạn chỗ ngồi với trận bóng đá giữa đội tuyển thành phố và đội SK.Đất Cảng, hai kẻ đang kình địch nhau vị trí thứ ba giải nhất quốc gia. Không khí ăn thua nóng dần lên từ các khán đài và trên sân cỏ, báo hiệu trận đấu sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ một trận giao hữu. Tiếng trống, tiếng loa, tiếng hò hét hòa trong màu cờ và băng-rôn rực rỡ, phấp phới khắp nơi. Không còn chỗ trống nào, trừ chiếc ghế bên cạnh tôi.

GVĐN 05: THƠ TRÚC THANH TÂM

Trúc Thanh Tâm
(HV Hội VHNT An Giang)

MÙA XUÂN CHO TÌNH ĐẦU

Gần tết, anh về thăm cô bé
Ghé qua vườn nhãn lại vườn cam
Trái cây thơm ngát như con gái
Trái chín đầu mùa, trái chín ngon!

GVĐN 05: GIẢI THƯỞNG HỘI NHÀ VĂN & GIẢI THƯỞNG TẠP CHÍ XỨ THANH

Danh sách Giải thưởng Hội Nhà văn năm 2010 và 2011
Năm 2010:
Lỏng và tuột  (Tập truyện ngắn) Trần Đức Tiến
Lính trận (Tiểu thuyết) Trung Trung Đỉnh
Minh sư (Tiểu thuyết lịch sử) Thái Bá Lợi

GVĐN 05: CÂU CHUYỆN CỦA CUỘC SỐNG

Người phụ nữ nghèo
trả lại 10 tờ vé số trúng tiền tỷ

Chị Phạm Thị Lành thuê nhà trọ bán vé số ở Long An, hứa bán chịu 20 tờ vé số cho anh Tuấn mà chưa giao vé. Kết quả, đến 10 tờ trúng số, trong đó có 4 vé trúng giải đặc biệt. Không giữ lại cho mình, chị Lành giao trả lại cho người mua.

GVĐN 05: THỬ TÌM CẢM HỨNG SÁNG TÁC TỪ THỜI SỰ

VIỆT NAM
Thưởng tết căn hộ giá 8 tỉ và 200 triệu đồng
Hai cá nhân nhận mức thưởng tết “khủng” này là bà Trần Thị Mỹ Hòa - tổng giám đốc khối bán lẻ cao cấp & dịch vụ, và bà Đinh Thị Bích Thảo - tổng giám đốc khối đầu tư & xây dựng của Tập đoàn CT Group. Mức thưởng tết này được xem là cao nhất cho đến nay.

GVĐN 05: BÀI CỦA PHAN VĂN TÚ

Phan Văn Tú
Giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM

TỜ BÁO XUÂN ĐẦU TIÊN

Cùng với bánh chưng, củ kiệu, hoa mai, hoa đào, hơn nửa thế kỷ qua, một sản phẩm không thể thiếu trong nhiều mái ấm Việt những ngày Tết là các tờ báo xuân. Từ giữa tháng chạp đến ngày cuối năm cũ, trên các sạp báo, báo xuân được bày bán rực rỡ, góp phần làm cho không khí đón Xuân thêm tưng bừng, rạo rực, hối hả. Báo xuân là sản phẩm sáng tạo giàu chất văn hóa, là nét đặc sắc chỉ có ở Việt Nam. Nhưng ai là nhà báo Việt đầu tiên nghĩ ra việc làm báo tết? Tờ báo xuân đầu tiên ra đời lúc nào?

GVĐN 05: TRUYỆN NGẮN CỦA MCAMMOND NGUYEN THI TU

McAmmond Nguyen Thi Tu
(Calgary - Canada)

ĐƯỜNG ĐẾN CÕI SA-MA-ĐI
Truyện ngắn

Nguyễn Thị Tư vốn là HV Hội VHNT Đồng Nai. Xuất ngoại sinh sống và làm việc tại Canada, trong vài năm gần đây, tác giả xuất hiện lại trên văn đàn Việt Nam với nhiều truyện ngắn.

Trở lại với ả ư? Không đời nào. Nếu bảo tôi là tiểu nhân, hay thù dai, hay là gì nữa, tôi chịu. Nhưng tôi không thể cao cả với kẻ đã biến tôi thành tàn phế.

GVĐN 05: BÀI CỦA PHAN NAM SINH VỀ NHÀ THƠ PHAN KHÔI

Nhân 53 năm ngày mất của nhà văn Phan Khôi ( 16-1-195916-1-2012)

Kỷ niệm nhỏ về thầy tôi 
- Nhà văn Phan Khôi
Phan Nam Sinh
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Sau hiệp định sơ bộ (6-3-1946), thầy tôi từ quê làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ra chiến khu Việt Bắc, làm việc trong Ban Nghiên cứu Ngữ ngôn Văn tự thuộc Hội Văn Nghệ Việt Nam. Sau này, khi đọc bản lý lịch do chính tay thầy tôi viết, tôi mới biết lúc đó ông ra Bắc là theo lời mời của Bộ Nội vụ. Cũng trong năm ấy, quê tôi bị giặc Pháp chiếm, gia đình tôi phiêu bạt nhiều nơi trong vùng tự do tỉnh Quảng Nam, về sau mới định cư tại làng Chiên Đàn, huyện Tam Kỳ, quê chồng của người chị gái tôi.

GVĐN 05: THƠ PHAN KHÔI

Phan Khôi
(1887 - 1959)

Tình già

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ, hai cái đầu xanh, kề nhau than thở:

GVĐN 05: THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN

Nguyễn Tất Nhiên
(1952-1992)

Minh khúc, 89

ví dù lá đỏ đường xưa
ngoài hiên những nụ tình chưa muốn tàn

GVĐN 05: TRUYỆN THIẾU NHI CỦA MƯƠNG SAO

Mương Sao

Cái tên, cái tuổi nhà ai!

Năm 2011, khi tác giả Nguyễn Thái Hải (Khôi Vũ) đi tìm những truyện ngắn viết trên các báo thiếu nhi trước 1975 của mình, một bạn đọc cũ là anh Đèn Biển ở Long An đã tặng lại hầu như toàn bộ những số báo có in truyện của Nguyễn Thái Hải (khoảng 50 truyện & bài).

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

GVĐN 04: MỜI BẠN ĐỌC SỐ 4

GVĐN 04: Không nói ra thì không phải ai cũng biết!


 * gácVĂNđồngnai là nơi gặp gỡ của những người bạn yêu văn thơ: vừa là gácVĂN riêng của các tác giả và người yêu văn thơ tại Đồng Nai, vừa đón nhận bạn bè khắp nơi cùng họp mặt.

* gácVĂNđồngnai có hình thức như một “tờ báo”, nhưng:
            - Chỉ có một Người Giữ Gác làm tất cả mọi việc từ chọn bài, biên tập, trình bày trang, nhận email, chuyển các dạng file để gửi... (Dĩ nhiên không được bất cứ ai trả bất cứ đồng lương nào!)

GVĐN 04: CHÁN NHƯ CHAT VỚI NGƯỜI GIỮ GÁC !


- Bác NGG ơi ời! Nói điều này bác đừng buồn tui nha!
- Xin mời... chú em! Nếu có buồn thì buồn vui cũng là chuyện thường tình thôi chú em ạ!
- Đọc cái GÁC của bác liền 3 số rồi, thấy bác làm ăn tương đối có bài bản và khá công phu đó, tui có lời khen. Nhưng sao tui thấy có mấy tác giả cứ được đăng bài tới lui hoài. Cả tác giả Đồng Nai xứ mình lẫn tác giả trong nước. Vậy là sao?

GVĐN 04: Truyện ngắn của Trâm Oanh

Trâm Oanh
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Tội phạm không thành
Truyện ngắn

Bốn giờ sáng, điện thoại di động khẽ rung lên, vị luật sư trẻ như thấy có luồng điện chạy dọc người. Hấp tấp đưa màn hình lên sát đôi mắt cận, một dãy số mà chàng nhớ như in trong lòng hiện lên 0913.981… Đúng là điện thoại của nàng, đúng là tiếng gọi từ nàng.

GVĐN 04: Thơ Nguyễn Tất Nhiên

Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh năm 1952 tại Biên Hòa. Ông làm thơ rất sớm. Đầu thập niên 70 ở miền Nam, nhiều bài thơ của ông được NS Phạm Duy, Anh Bằng, Nguyễn Đức Quang phổ nhạc.
Nguyễn Tất Nhiên vượt biên năm 1978, định cư ở Pháp, sau sang Mỹ. Ông tiếp tục sáng tác với một giọng thơ trầm buồn, cho tới khi tự sát ngày 3.8.1992 tại California.


Nguyễn Tất Nhiên
(1952-1992)

Hai hàng me ở đường Gia Long

1
hôn rách mặt, mà sao còn nghi ngại?
nhớ điên đầu, sao cứ sợ chia tan?

GVĐN 04: Truyện ngắn của Hạnh Vân

Hạnh Vân
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Trăng xưa
Truyện ngắn

Chuông cửa reo khi chị còn đang loay hoay trong bếp, không lẽ hôm nay anh về sớm? Chị tất tả chạy lên, thì ra là nhân viên đến ghi số điện. Thở phào, chị muốn chuẩn bị bữa tối thật chu đáo trước khi anh về, chị muốn dành một bất ngờ nho nhỏ cho anh, dẫu biết rằng anh cũng không mấy chờ đợi sự lãng mạn ngẫu hứng từ chị…

GVĐN 04: 4 bài thơ thiền của Trần Ngọc Tuấn

Trần Ngọc Tuấn
(HV Hội Nhà văn VN tại Đồng Nai)

NGUYỆN

Miệt mài nước chảy qua khe
Loi thoi đá cuội nằm nghe sơn hà
Càng trì niệm càng thiết tha
Ung dung tự tại nhẹ qua luân hồi

GVĐN 04: Tài liệu: Thiền sư Vô Ngôn Thông

Thiền sư Vô Ngôn Thông đến VN tìm người kế thừa tâm pháp

Vị thiền sư “vô ngôn”

Thiền sư Vô Ngôn Thông sinh năm 759 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Ông vốn là người họ Trịnh, xuất gia tu học tại chùa Song Lâm ở Vũ Châu từ khi còn nhỏ. Thiền sư Vô Ngôn Thông tính tình trầm lặng, ít nói nhưng lại rất thông minh, uyên bác, cái gì cũng biết và học rất nhanh, nhớ rất lâu. Chính vì vậy, người đương thời đã đặt cho ông biệt danh là Vô Ngôn Thông thiền sư (nghĩa là vị thiền sư thông tuệ, uyên bác - thông nghĩa là thông tuệ - nhưng ít nói - vô ngôn).

GVĐN 04: Bùi Công Thuấn nhận định về Hội thảo Thơ

Bùi Công Thuấn
(HV Hội Văn Nghệ Đồng Nai)

Hội thảo THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ MIỀN TRUNG
NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN ĐÓ…

Trong 2 ngày 8 và 9-10-2011, tại thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức hội thảo: “Thơ Việt Nam hiện đại, nhìn từ miền Trung” với sự tham dự của gần 140 nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình hiện đang công tác, sinh sống tại miền Trung và trên mọi miền đất nước. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch hội Nhà Văn Việt Nam chủ trì hội thảo. Hội thảo này là sáng kiến của Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Trước khi diễn ra Hội thảo, ngày 24/8, Hội Nhà văn Việt Nam đã có phiên họp trù bị bàn về nội dung. Theo đó, tính hiện đại của thơ được tính từ Thơ mới đến nay, giới hạn địa lý là từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.(1)

GVĐN 04: Thơ của Phan Danh Hiếu & Lê Thị Kim Hạnh trên Văn Nghệ Đồng Nai số 63

Giới thiệu tạp chí VĂN NGHỆ ĐỒNG NAI
Số 63 (Tháng 11&12/2011)

Thơ & Ca khúc đề tài “Biển đảo quê hương” của các tác giả: Phan Quang Hợp, Hoàng Minh Tranh, Phạm Minh Dũng, Lý Thị Minh Châu, Đoàn Quang Trung

Văn của các tác giả: Đàm Chu Văn, Vũ Huế, Y Xuân

Thơ của các tác giả: Lê Huy Mậu, Xuân Đam, Trần Vạn Giã, Ngàn Thương, Vũ Đức Thanh, Quỳnh Hoa, Công Viễn, Lê Thị Kim Hạnh, Nguyễn Quang Vinh

GVĐN 04: Trần Hoàng Vy giới thiệu sách của Phùng Phương Quý

Trần Hoàng Vy
(HV Hội Nhà văn VN tại Tây Ninh)

Phùng Phương Quý và ước mơ rong ruổi đi tìm “Cái kiến” (*)
(Toquoc) - Tập bút ký không lời giới thiệu, không lời đề tựa, vỏn vẹn mấy ý kiến ngắn của nhà văn Dạ Ngân ở trang bìa 4: “ …Từ đó, “miền sáng tác” của tác giả đứng tuổi này (Phùng Phương Quý - người viết) không thay đổi. Tác phẩm nào cũng nhìn thấy những thân phận nhỏ nhoi đối trọng với những quan ông quan bà như cái kiến với củ khoai.
Tập bút ký này là kết quả của những năm tháng lăn lộn khắp miền đất nước của tác giả. Từ miền cực Bắc Hà Giang tới các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ, lên tới miền rừng núi Tây Nguyên. Những bài viết đầy trải nghiệm và suy ngẫm, trong đó có những tác phẩm đã đoạt giải cao về bút ký văn học ở Trung ương và địa phương…”

GVĐN 04: Thơ Trúc Thanh Tâm

Trúc Thanh Tâm
(HV Hội VHNT An Giang)

THƠM PHỨC HỒN MƯA XƯA

          Ta bên em nguyện ước
          Tình tan hết trong nhau
          Lời yêu không nói hết
          Bây giờ và mai sau!

GVĐN 04: Truyện ngắn của Trần Tùng Chinh

Cuộc thi truyện ngắn Đồng bằng Sông Cửu Long lần thứ IV đã kết thúc với giải nhất thuộc về truyện Bên giếng nước của tác giả Trần Tùng Chinh.
gácVănđồngnai giới thiệu truyện ngắn này để chúng ta cùng đọc và có thêm một kinh nghiệm sáng tác.


Trần Tùng Chinh
(An Giang)

Bên giếng nước

Lần nào về Tri Tôn, nhất là dịp Thanh Minh, dọn dẹp mả cúng ngoại, chế Hằng cũng kiếm cớ ẵm con Thảo đi đút ăn để xin phép ra phía sau nhà ý Tám, ở chỗ giếng nước. Ý Tám hay rầy chế, mày đem con nhỏ ra sau giếng làm gì, muỗi mòng, lại coi chừng nó nghịch dại, leo trèo, có gì mệt lắm. Chế Hằng cứ dạ dạ cho có lệ, rồi cũng níu tay con Thảo te te đi ra phía sau hè…

GVĐN 04: Thơ Trần Ngọc Hưởng

Trần Ngọc Hưởng
(HV Hội Nhà văn VN tại Long An)

Miền Trung

Kĩu cà kĩu kịt… miền Trung
Nhấc lên một phút… nặng rung hai đầu
Lời nguyền địa lý mà đau
Trăm nghìn bão lũ nối nhau hoành hành

GVĐN 04: Phà Thủ Thiêm ngày kết thúc sứ mệnh lịch sử


 - Sau một thế kỷ tồn tại, cuối tháng 12/2011, nhiệm vụ lịch sử của bến phà Thủ Thiêm sẽ chấm dứt. Hình ảnh con phà hàng ngày lầm lũi đưa khách sang sông chính thức khép lại. Một chút ngậm ngùi thoáng hiện về trong tâm thức những người đã nhiều năm gắn bó với Sài Gòn... 

Lịch sử một bến phà

Hiện chưa có tài liệu nào có thể khẳng định chính xác thời điểm ra đời của bến đò và sau này là bến phà Thủ Thiêm.
Nhưng qua các trang tư liệu còn ghi lại, bến đò Thủ Thiêm xuất hiện vào khoảng năm 1912. Như vậy, tính đến ngày 31/12/2011 ngày chấm dứt hoạt động, tuổi thọ của bến đò (phà) Thủ Thiêm vừa chẵn 100 năm.

GVĐN 04: THỬ TÌM CẢM HỨNG SÁNG TẠO TỪ... THỜI SỰ


VIỆT NAM

Giá vé máy bay nội địa tăng cao
Bộ Tài chính đã đồng ý cho các hãng hàng không tăng giá vé máy bay nội địa từ ngày 15-12. Theo đó, sẽ có nhiều mức giá, giá vé khứ hồi TP.HCM - Hà Nội cao nhất đến 8,6 triệu đồng.

Vụ lật xe gỗ ở Nghệ An: Kiểm lâm cũng là lâm tặc!
Ngày 10-12, trạm trưởng trạm kiểm lâm trung tâm Đào Công Thắng thú nhận ngồi trong cabin xe chở gỗ bị lật làm 10 người chết, bốn người bị thương. Hàm hiệu kiểm lâm 3 sao, 1 gạch bị rơi tại hiện trường vụ tai nạn là của Thắng. Thắng thú nhận thêm: số gỗ trên xe là của “sếp”.