Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

GVĐN 11: CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

“Miếng ghép ngược” giành giải Nhất Biếm họa về Môi trường
Với tác phẩm “Miếng ghép ngược” về đề tài dioxin, tác giả còn khá mới của giới họa sĩ biếm họa là Trần Hải Nam (bút danh N9) đã bất ngờ vượt qua nhiều “đối thủ” nặng ký để giành giải Nhất cuộc thi giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần thứ 3.


Họa sĩ trẻ Trần Hải Nam cho biết, ý tưởng tác phẩm của anh là chính những tác hại của dioxin đã khiến cho cuộc sống của nhiều người bị đảo ngược và mang đến những hậu quả khôn cùng. Từ đấy, tác phẩm kêu gọi mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường sống, làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
Giải thưởng Biếm họa báo chí do Báo Thể thao và văn hóa tổ chức được 3 kỳ. Năm nay, giải thưởng mang chủ đề “Môi trường và biến đổi sinh thái”. Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi đã thu hút hơn 400 tác phẩm. Trong đó, có những tác giả đã trung thành và quen thuộc với giải thưởng từ nhiều năm nay như NOP (Hà Xuân Nồng), DAD (Đỗ Anh Dũng), LEO (Lê Phương), Phạm Thành Chung…

Tỷ phú Thái ra mắt tự truyện trên bãi cỏ ở VN

Tối 27/3, tại khu đất trống ở quận 7 TP HCM, tỷ phú Thái Lan Vikrom Kromadit, người từng được tạp chí Forbes (Mỹ) xếp hạng trong danh sách 40 tỷ phú giàu nhất Thái Lan (2006-2008) giao lưu, giới thiệu sách với bạn đọc Việt Nam.
Trên bãi cỏ rộng, khoảng 100 người ngồi thoải mái trên những chiếc ghế nhựa con để nghe tác giả trải lòng về cuộc đời mình qua cuốn sách. Tự truyện Nghiệt ngã và thành công (tên tiếng Anh là Be Better Man) của Vikrom Kromadit phát hành ở Thái năm 2004, mau chóng được độc giả nước này đón nhận. Đến nay, ông bán được khoảng một triệu bản sách tại nước mình.
 Vikrom Kromadit bày tỏ, khi tự truyện này được phát hành tại Việt Nam, dù muộn, ông cảm thấy rất xúc động.
Là một doanh nhân thành đạt, ông Vikrom Kromadit tự hào nói ông dành thời gian tự mình viết toàn bộ cuốn tự truyện, sau đó nhờ người của NXB biên tập lại. “Vì tự viết nên tôi mất ròng rã hơn 4 năm trời mới hoàn thành được cuốn tự truyện này”.
Vikrom có lối viết tường thuật giản dị nhưng cũng rất giàu hình ảnh, cảm xúc. “Tôi đã mở đầu sách bằng một kiểu như trong phim hành động...”, ông hóm hỉnh chia sẻ. Đó là phần “Từ phát súng người cha bắn vào đầu con trai mình...” kể lại khoảnh khắc kinh hoàng của Vikrom khi ông lao xe đến bệnh viện thăm em trai bị bắn, và người bắn con chính là cha ruột của ông. Từ phần mở đầu này, Vikrom tiếp tục kể cho độc giả biết về quãng tuổi thơ bị bố cưỡng bức lao động, bị bạo hành đến kiệt sức.
(...) “Một trong những lý do sách tôi bán chạy không hẳn vì nội dung, mà vì tôi bán một cuốn rất rẻ, giá chỉ chừng 1 USD. Vì thế có rất nhiều người mua sách. Có lúc tôi bán được 10.000 cuốn mỗi ngày”, Vikrom hài hước nói. Ông cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi biết cuốn sách đầu của ông Tay không gây dựng cơ đồ, sau hai năm được dịch tại Việt Nam chỉ bán được 15.000 bản. “Tôi hy vọng, với cuốn thứ hai, số lượng tiêu thụ có thể là 100.000 bản, dù nhiều bạn bè cho tôi biết con số phát hành ở Việt Nam không lớn”, ông nói.
(...) Khi Vikrom Kromadit giao lưu với bạn đọc Việt Nam trên bãi cỏ, 13 người tháp tùng ông trên đoàn xe caravan trị giá 1,5 triệu USD luôn túc trực kề bên. Họ sẵn sàng phục vụ tỷ phú và quan khách các món ăn Thái tự nấu cùng nước giải khát. Đoàn người xe này hộ tống nhà tỷ phú qua 6 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Trung Quốc, Mông Cổ. Sau chuyến đi kéo dài 6 tháng, với hành trình 40.000 km này, Vikrom Kromadit bắt tay viết cuốn sách có tên Đến Mông Cổ, dự kiến phát hành vào tháng 9 năm nay. Cuốn sách là những tản mạn, ghi chép về cuộc sống, con người tại những nơi ông đi qua.
Ở tuổi ngoài 50, Vikrom nói ông đã kiếm tiền đủ cho cuộc sống của mình... Ông không muốn là một doanh nhân chỉ làm từ thiện bằng tiền. “Tôi không muốn làm từ thiện bằng cách chỉ trao chỗ này vài triệu USD, chỗ kia quần áo, thức ăn... Tôi còn muốn mang “brain food” (tạm dịch: thức ăn cho trí tuệ) đến cho mọi người. Mà sách là một dạng “brain food” tốt”, ông nói.
Theo THOẠI HÀ (Nguồn: eVan)

Doanh nhân Việt Nam mua thị trấn Buford (Mỹ) với giá 900.000 USD

Thị trấn Buford (bang Wyoming, Mỹ) lâu nay chỉ có duy nhất một cư dân, vừa được rao bán rộng rãi với giá 100.000 USD.
Từ nhiều năm nay, ông Don Sammons được coi là chủ sở hữu kiêm thị trưởng của thị trấn Buford bởi ông là người duy nhất sinh sống tại đây.
Mức giá này bao gồm cả mã bưu chính, trường học lâu đời, căn nhà ba phòng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post.
Năm 1992, ông Sammons cùng vợ và con trai đã mua thị trấn này. Tuy nhiên, sau khi vợ ông qua đời và con trai ra ở riêng, ông cảm thấy đã đến lúc mình nên rời khỏi thị trấn được cho là nhỏ nhất nước Mỹ. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi bang Wyoming lại có nhiều thị trấn nhỏ như vậy. Cư dân tại bang này chỉ có vẻn vẹn 509.293 người.
Trước đây, thị trấn Buford đã từng có trên 2.000 dân, thu hút nhiều vị khách khả kính như Tổng thống Ulysses S. Grant. Thị trấn Buford nằm trên trục đường Interstate 80 nối New York với San Francisco, cách thủ phủ Cheyenne của bang Wyoming khoảng 50 km về phía đông.
Có 25 người đăng ký mua và đấu giá. Người đã thắng đấu giá thị trấn Buford là anh Phạm Đình Nguyên - tổng giám đốc Công ty Dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS), trụ sở tại 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét