Bắc Giang:
“Mục sở thị” kho Mộc bản kinh Phật
vô giá chùa Vĩnh Nghiêm
Ngày 16-5,
Hội nghị của UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok (Thái Lan)
đã công bố quyết định công nhận Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư
liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Ngoài những
giá trị về mặt hiện vật, bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm còn được các nhà nghiên
cứu đánh giá là có giá trị rất lớn về mặt học thuật. Dựa vào nội dung các mộc
bản này, người ta có thể giải mã được rất nhiều vấn đề thuộc về quá khứ như:
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật, triết học,
xã hội học, ngôn ngữ học...
(Dân trí) - Tọa lạc trên khuôn đất thiêng nhìn ra ngã ba Phượng
Nhỡn, nơi hội tụ giữa sông Thương và sông Lục Nam, tựa lưng vào dãy núi Cô
Tiên, trong suốt nhiều thế kỷ, chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang là tiền trạm để
phật tử hành hương về đỉnh Yên Tử huyền thoại.
Chùa Vĩnh Nghiêm thuộc thôn Đức La - Trí Yên - Yên Dũng -
Bắc Giang nên còn gọi là chùa Đức La với lễ hội La nổi tiếng được xây dựng
từ thời Lý đến thời Trần. Tọa lạc nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông
Thương, chùa nhìn ra ngã ba sông, phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc, vùng Cẩm Lý
cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Vì thế mà suốt gần ngàn năm trôi qua, dân gian có
câu: “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành”.
Bao quanh chùa là núi non trong đó có núi Cô Tiên. Bên kia sông
là vương phủ của Trần Hưng Đạo đền Kiếp Bạc. Cả 3 vị Tam tổ của thiền
phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang đều thụ giới ở chùa
Vĩnh Nghiêm, lấy nơi này làm trung tâm Phật giáo thời Trần.
Tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên chùa vốn
là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4
khối: Toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ
nhị và một số công trình khác. Từ ngày dựng chùa, hai bên đường được trồng
thông để thành chốn tùng lâm, có cây đường kính gần 1m tạo ra vẻ u tịch, thanh
tịnh cho nơi cửa Phật.
Trong chùa có rất nhiều tượng pháp, đủ loại tượng: Tượng Phật,
tượng các vị Tổ dòng Trúc Lâm, tượng các vị sư Tổ sau này, tượng Hộ pháp, tượng
La Hán… Trong số những đồ thờ tự ở đây có chiếc mõ dài gần nửa mét, được sơn
đen bóng, lỗ thoát âm có đề hai dòng chữ Phạn.
Chùa Vĩnh Nghiêm xưa là nơi đào luyện tăng đồ Phật giáo nên có
các bộ ván kinh xưa rộng tới 10 gian nhà. Đó là những bộ ván kinh có từ 700 năm
nay, là kho sách cổ vô cùng quý giá như: Sa di tăng sa di tì tỉ khiêu
ly (348 giới luật), bộ Yên Tử nhật trình từ thế kỷ 15 (quá trình hình
thành phái Trúc Lâm), Hoa nghiêm sớ, Di đà sớ sao, Đại thừa chí quán,
Giới kinh ni... do các vị sư tổ Thiền phái Trúc Lâm ở chùa Vĩnh Nghiêm cho khắc
tạc từ những năm giữa thế kỷ XVIII (triều vua Lê Cảnh Hưng) đến đầu thế kỷ XX.
Hiện nay, kho mộc thư vẫn lưu giữ được 34 đầu sách với gần 3.000
bản khắc bằng loại gỗ thị. Mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược
(âm bản) khoảng 2.000 chữ Nôm, chữ Hán. Người xưa chọn gỗ thị để tạc chữ. Đây
là loại gỗ trắng, thớ gỗ mịn, lại ít cong vênh. Khi gỗ còn tươi rất mềm, khi
khô lại trở nên dai bền hiếm có. Vì vậy mà các nghệ nhân xưa đã khắc ngay khi
gỗ mới được xẻ thành ván. Theo Đại đức Thích Thanh Vịnh - Trụ trì chùa Vĩnh
Nghiêm - thì tất cả ván làm mộc thư đều được lấy xẻ từ thị trồng trong khuôn
viên nhà chùa. Cho dù trải qua hàng trăm năm nhưng đến bây giờ vẫn còn gốc của
những cậy thị lớn mà các vị sư tổ đã cho đốn làm mộc thư. Đây là những bản khắc
có niên đại sớm nhất, nhiều sách nhất, chữ chuẩn đẹp nhất và đạt đến độ tinh
xảo, trong số mộc thư còn lưu giữ được ở nước ta.
Thư gửi ông Chủ tịch Hưng Yên
Lê Đăng Kháng (Nhà văn)
Kính gửi ông Nguyễn Văn Thông Chủ tịch UBND Tỉnh Hưng Yên.
Thưa ông! Nhân vụ hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, Hán Phi Long bị công
an đánh tại xã Xuân Quan ngày 24/4 vừa qua, tôi gửi tới ông lá thư ngỏ, nội
dung như sau.
Việc công an đánh hai nhà báo khiến một người phải ôm bụng gục
xuống (báo Tuổi trẻ ngày 10/5/2012 ), một lần
nữa dóng lên hồi chuông báo động về bạo lực ngay từ hàng ngũ công an đối với
dân. Sự việc khiến dư luận xã hội đang bị sốc. Nhưng chưa sốc bằng câu nói của
ông Bùi Huy Thanh chánh văn phòng UBND Tỉnh: Phải xem lúc bị đánh họ có xưng là
nhà báo không?.
Trời ạ! Thế nếu không là nhà
báo, là dân thường thì công an được quyền đánh hay sao? Một người như ông Bùi
Huy Thanh ở chức vụ ấy mà nhận thức về Luật pháp ở mức ấy thôi ư? Ông Thanh còn
đòi xem băng gốc. Đặt ông Thanh ở vị trí hai nhà báo đang bị hành hung, ông
Thanh có quay được Vidioclip gửi các cơ quan công quyền hay không?
Thưa ông Chủ tịch.
Sau vụ Tiên Lãng ở Hải Phòng, giờ lại đến vụ Văn Giang của Hưng
Yên. Là nhà lãnh đạo ở tầm vĩ mô chắc ông hiểu dư luận xã hội phản ứng thế nào
về cách hành xử của các cơ quan công quyền đối với dân chúng.
Trước đây trong chiến tranh, cả nước trong đó có Hưng Yên dân tin
và hết lòng đi theo Đảng thế nào hẳn ông đã biết. Còn nay, việc hành xử như các
vụ việc ở trên lại đưa nhà cầm quyền vào thế đối đầu với dân, khiến dân mất
lòng tin. Thật đáng tiếc lắm thay.
Một người dân thường hành hung gây thương tích cho một người khác
thì bị qui và xử lý theo Luật Hình sự. Còn công an Văn Giang đánh hai nhà báo,
một người phải đi viện, có bị coi là vi phạm pháp luật và có bị xử lý theo luật
định hay không?
Trong phát ngôn của ông Bùi Huy Thanh có nhiều điểm mâu thuẫn,
quanh co. Một mặt ông Thanh đòi băng gốc, một mặt lại nói: khi bị đánh họ có
xưng là nhà báo không. Tức là ông Thanh đã thừa nhận công an đã đánh hai nhà
báo. Làm quan phải biết liêm sỉ. Ông Thanh là một quan chức của tỉnh, không
nhiều thì ít cũng có học sao khi phát biểu lại không giữ mồm giữ miệng cơ chứ?
Đến nay sự việc đã trôi đi hơn nửa tháng mà dư luận xã hội chưa
nhận được phản hồi nào tích cực từ các cơ quan chức năng của Hưng Yên.
Thưa ông tôi đành mượn lời nhà báo Nguyễn Ngọc Năm trong buổi trả
lời báo Tuổi trẻ để kết thúc thư ngỏ này: Điều này để dư luận đánh giá thì rõ
hơn.
Thư đã dài, xin chào ông. Chúc ông sức khỏe và luôn hoàn thành
trọng trách của mình để người dân tin vào Đảng.
Dũng cảm
nhảy cầu Bình Triệu cứu người
(TNO) Chiều 13.5, một cô gái chạy xe gắn máy
theo hướng từ quận Thủ Đức vào Bình Thạnh (TP.HCM). Đến giữa cầu Bình Triệu, cô
dừng xe, cởi áo khoác, bỏ lại đôi dép, leo lên thành cầu nhảy xuống sông Sài
Gòn.
Nhiều người đi đường tò mò dừng xe
lại khiến cầu nhanh chóng bị ùn ứ, nhưng không ai có phản ứng gì để cứu cô gái.
Lúc đó, anh Danh Nghĩa chở một
người bạn đi ngang qua, thấy sự việc lập tức dừng xe. Lúc này nước sông Sài Gòn
đang chảy rất mạnh và trong tích tắc, cô gái đã bị cuốn trôi về giữa khu vực
cầu Bình Triệu 2 và 1.
Thấy cô gái chới với dưới dòng
nước, anh Nghĩa vội cởi chiếc áo khoác, nhảy bổ xuống sông cứu người.
Trong tích tắc, anh Nghĩa tiếp cận,
kéo giữ được cô gái nhưng cả hai bị dòng nước cuốn đi qua khỏi cầu Bình Triệu 1.
Dòng nước chảy rất mạnh, nhưng anh Nghĩa nhanh trí bám vào trụ chống va của cây
cầu.
Nhiều người đi đường kêu gọi những
chiếc canô, chiếc tàu đi ngang qua vớt hai người lên.
Khoảng 10 phút sau, một chiếc ca nô
dừng lại, đưa hai người lên bờ. Lúc này cô gái đã ngất nên nhanh chóng được đưa
đi cấp cứu.
Sau khi được cấp cứu, cô gái đã qua
cơn nguy kịch. Theo lời một người thân của cô gái, do buồn chuyện cá nhân nên
cô quẫn trí tìm đến cái chết. Mặc dù vậy, sau khi được cứu sống, cô rất ân hận
và rối rít cám ơn Nghĩa.
Anh Danh Nghĩa sinh năm 1989, quê ở
xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Nghĩa cho biết lâu nay phụ gia
đình làm việc ở quê, vừa rồi theo lời vài người bạn cùng đi lên Tân Uyên, Bình
Dương xin việc làm.
“Tụi em mới lên Bình Dương hôm trước
(ngày 12.5), hôm 13.5 đi vào quận 7, TP.HCM để lấy đồ, đi ngang cầu Bình Triệu
2 chứng kiến sự việc liền nhảy xuống sông cứu người. Quả thật, giờ nghĩ lại
cũng có chút sợ vì không biết được dưới dòng nước có vật gì nguy hiểm. Nhưng
lúc đó em thấy cứu người là quan trọng nên không nghĩ đến chuyện này”, Nghĩa
nói.
Nghĩa hồn nhiên nói tiếp: “Lúc nhảy
xuống sông, em quên móc cái bóp trong túi quần ra nên bị mất nhiều giấy tờ tùy
thân và một ít tiền. Tới đây em phải về quê làm lại CMND mới trở lên xin việc
làm”.
Nghĩa cho hay, cầu Bình Triệu có
cao thật, nhưng ở Kiên Giang bạn hay đi biển nên việc nhảy xuống cứu người là
bình thường. Có điều, với độ cao như vậy, phải có kinh nghiệm để khi tiếp nước
không bị ép tim.
Nghĩa chia sẻ: “Nhiều người suy
nghĩ bi quan tìm đến cái chết, như vậy là dại quá. Hãy nên nghĩ đến gia đình,
người thân, bởi đâu phải chết là xong, mà còn để lại đau khổ cho người thân,
gia đình”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét