Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

GVĐN 08: MỜI BẠN VĂN CÙNG ĐỌC

MỜI BẠN VĂN CÙNG ĐỌC GVĐN SỐ 8 (1/3/2012)

VỚI SÁNG TÁC & BÀ I CỦA CÁC TÁC GIẢ:
Hoàng Ngọc Điệp - Lê Thị Kim Hạnh - Đào Sỹ Quang - Ngọc Thùy Giang - Khôi Vũ - Bùi Công Thuấn - Trần Chiêm Thành - Thanh Hoa -

GVĐN 08: CHÁN NHƯ CHAT VỚI NGƯỜI GIỮ GÁC !

- NGG ơi, mình mới đọc tin về một bà mẹ lên tiếng bênh con trong cuộc thi “Tìm kiếm tài năng Việt Nam”. Rồi dư luận ồn ào khen chê trên mạng. Thấy tội nghiệp cô gái quá...
- Thì cư dân mạng vẫn thế. Chuyện đáng bàn đã đành, mà chuyện nhỏ như con thỏ có khi cũng thành chuyện động trời!
- Vậy theo NGG thì nên nghĩ thế nào về dư luận trên mạng cho đúng?

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

GVĐN 08: HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ (Truyện ngắn của Hoàng Ngọc Điệp)

Hoàng Ngọc Điệp
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


H A I   N G Ư Ờ I   Đ À N   B À
 Truyện ngắn

Cuối thu. Hậu ra Hà Nội, ngược xe đò lên thị trấn Yên để thắp nhang cho Hiến - chồng cũ của chị vừa qua đời vì tai biến mạch máu não.
Hậu đi cùng người anh sinh đôi của Hiến. Xe đò chật như nêm, hơi người nồng nặc. Ông Thản nhường cho Hậu ngồi trên ghế, còn mình thì đứng ngay chỗ cửa lên xuống. Hậu thấy lòng dạ nôn nao. Thỉnh thoảng, chị đưa mắt nhìn ông anh chồng cũ. Ngày trẻ, Hiến và ông Thản giống nhau như hai giọt nước. Nhìn kỹ mới thấy má Thản bầu hơn và có cái nốt ruồi nhỏ nơi cằm.

GVĐN 08: THƠ ĐOẠT GIẢI CỦA PHAN HOÀNG

Phan Hoàng
(HV Hội Nhà văn VN)

(2 bài thơ được trao Giải 3 cuộc thi thơ nhạc Đây biển Việt Nam
Do Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và VietNamNet tổ chức)

Gió hợp hôn đất nước

Từ thuở trái đất tinh khôi
gió nối đất liền với biển khơi
mang khát vọng lứa đôi hợp hôn đất nước
mang giấc mơ tuổi thơ canh giữ đảo xa

GVĐN 08: GIAI THOẠI VỀ CÂU THƠ TIẾNG PHÁP CÓ CHỮ HOA HỒNG

Trần Chiêm Thành
(TP Biên Hòa)

Tận hồi học phổ thông, có lần thầy giáo Trần Cẩm Tú, nguyên là thông dịch viên tiếng  Anh lại kể một câu chuyện về tiếng Pháp. Vốn  hồi ấy ngoài tiếng Anh và chữ Hán cổ học từ  năm Đệ Thất (Lớp 6), lên trung học đệ nhị cấp (THPT) có học thêm sinh ngữ 2 làtiếng  Pháp (nếu sinh ngữ 1 là tiếng Pháp thì sinh ngữ 2 là tiếng Anh) nên học sinh hiểu được. Rằng  có một nhà thơ Pháp đưa bài thơ cho nhà in, thợ sắp chữ sắp sai chữ nhà thơ viết trong bản  thảo nhưng nhờ đó mà câu thơ nổi tiếng.

GVĐN 08: THƠ LÊ THỊ KIM HẠNH

Lê Thị Kim Hạnh
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


QUÊ HƯƠNG
(Kính tặng hương hồn cha)

Quê hương là giải Sông Thao
Dẫu chưa được tắm vẫn nao nao lòng
Ngày về đi dọc triền sông
Lắng nghe tiếng sóng tận trong tim mình.

GVĐN 08: CHIẾC ĐẦU ĐEN (Truyện của Đào Sỹ Quang)

Đào Sỹ Quang
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

CHIẾC ĐẦU ĐEN
 Truyện ngắn

Thật khổ cho con Khánh còm bạn tôi bị bệnh đúng vào lúc ôn thi để lấy bằng cử nhân báo chí.  Mỗi lần nó đau ốm là tôi lại phải đưa nó đi bệnh viện. Bệnh án như lần trước: “Viêm họng cấp. Suy nhược cơ thể…”, kèm theo một đơn thuốc lô xích xông kháng sinh.

GVĐN 08: Bài phú tặng vợ

Kha Tiệm Ly
(Tiền Giang)


BÀI PHÚ TẶNG VỢ

Có chồng cho đáng tấm chồng,
Uổng công trang điểm má hồng răng đen.

Thương ôi!

Mang hình liễu đổi cùng cuộc truân chuyên,
Đem má phấn thách với đời lam lũ!

GVĐN 08: Yêu thêm lần nữa! (truyện của Thanh Hoa)

Tác giả Thanh Hoa tên thật là Lê Thanh Hòa, sinh năm 1982, nghề nghiệp: Công nghệ thông tin. Anh hiện ở K3 - Cẩm Tân - Xuân Tân - Thị xã Long Khánh - Đồng Nai.
Anh vừa gửi đến gácvănđồngnai một số truyện ngắn. Xin giới thiệu với các bạn văn 1 truyện trong số dó của Thanh Hoa.


Thanh Hoa
(Xuân Tân, Thị xã Long Khánh)
Yêu thêm lần nữa!

Tin nhắn của Long: “Cafe, 7g, Du Mien nha” . Ngọc Lan ngồi suy nghĩ mông lung. Ngoài trời trăng đang lên, cô thấy nhớ Long.
@
18 tuổi, Ngọc Lan lấy chồng, chồng cô là tài xế, bạn đồng nghiệp anh cô. 20 tuổi, hai người chia tay.
@
Cô trang điểm nhẹ, nhìn mình trong gương vẫn còn hấp dẫn, tự mỉm cười một mình.

GVĐN 08: 2 BÀI HAIKU ĐOẠT GIẢI

Hai bài thơ đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác thơ Haiku Nhật - Việt lần 3 - 2012
(Cuộc thi có 1600 bài dự thi)

Bảng dành cho sáng tác tiếng Việt

Tôn Thất Thọ
Con ong và quả mướp
Quả mướp dài.
Con ong vụt đến.
Đâu người tình xưa?

GVĐN 08: BÙI HỮU NGHĨA - “RỒNG VÀNG” CỦA ĐẤT ĐỒNG NAI

LÊ XUÂN (HV Hội Ngôn ngữ học vn)

Nhân ngày giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
(21/1 Nhâm Thân, 1872 – 21/1 Nhâm Thìn, 2012)

Ai đã từng một lần về vùng sông nước Cửu Long đều khắc ghi câu ca:
Đồng Nai có bốn rồng vàng
Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi.
Hay:                                        
Vĩnh Long có cặp rồng vàng
Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần (tức Phan Thanh Giản).

GVĐN 08: THƠ LÊ THIÊN MINH KHOA (LÊ TUẤN ĐẠT DỊCH QUA TIẾNG ANH)

Lê Thiên Minh Khoa
(HV Hội VHNT Bà Rịa - Vũng Tàu)

TÌM NHAU

Cả đời phiêu bạt lênh đênh
Bạc đầu mới biết rằng em lỡ làng
Ngày cùng, tháng tận, năm tàn
Xa xôi mấy cũng lên đàng tìm nhau

GVĐN 08: THƠ NGỌC THÙY GIANG

Ngọc Thùy Giang
(HV Hội VHNT Đồng Nai)


Biển và tình yêu

Nếu có thứ gì sánh được lòng em
Anh xin ví tình yêu là biển
Giông bão cuộc đời chợt đi, chợt đến
Nhưng chúng mình vẫn mãi mãi còn nhau.

GVĐN 08: QUANH ẤM TRÀ: Một tượng đài của văn hoá đọc

Huỳnh Như Phương
(TP HCM)

Năm 1980, khi nhà văn Nguyễn Hiến Lê quyết định chuyển về ẩn dật ở Long Xuyên, có lẽ ông chưa thể hình dung rằng không đầy mười năm sau, sách của ông sẽ được in lại trang trọng và xuất hiện trên các quầy sách trong một thị trường văn học rất kén chọn độc giả. Lúc đó, nhìn dáng ông thong dong và lặng lẽ lui vào ngõ vắng, hẳn không ít người nghĩ rằng, cùng với sự rút lui của tác giả, những cuốn sách của ông cũng đã qua cái thời của nó.

GVĐN 08: Sách giải thưởng văn học vẫn cần được quảng bá

(Toquoc)- Năm 2011 Hội Nhà văn Việt Nam công bố liền một lúc giải thưởng thường niên của hai năm với sự vinh danh 11 tác phẩm. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để “hậu giải thưởng” những giá trị đích thực của tác phẩm sẽ đến được với độc giả? Sách đoạt giải có cần quảng bá không, hay cứ để nó “trôi” đi như sự thử thách với thời gian…
Trao đổi thêm vấn đề này, báo điện tử Tổ Quốc có cuộc phỏng vấn với nhà văn Khôi Vũ và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng có ý kiến về vấn đề này.


PV: Sau nhiều năm giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam được mùa ở nhiều chuyên ngành. Giải thưởng đã được công bố từ trước tết, thế nhưng hình như sự vào cuộc của phê bình hơi chậm trễ, còn quá ít những bài khen - chê về tác phẩm đoạt giải. Theo ông thì điều này cho thấy gì?

GVĐN 08: Những thăng trầm của nữ hoàng nhạc pop Whitney Houston

Ngày 11.2, thế giới đã mất đi Whitney Houston - nữ nghệ sĩ bậc thầy về kỹ thuật thanh nhạc và sở hữu kỷ lục Guinness thế giới về số lượng giải thưởng âm nhạc. Cô cũng là nghệ sĩ đã tạo ra tầm ảnh hưởng rất lớn với nền nhạc pop đương đại.

Danh tiếng
Bước chân lên sân khấu chuyên nghiệp từ những năm 80 của thế kỷ trước, cái tên Whitney Houston làm xôn xao cả thị trường âm nhạc toàn cầu với những single đình đám: One Moment In Time, You Give Good Love, Saving All My Love For You, How Will I Know, Greatest Love of All...

GVĐN 08: THỬ TÌM CẢM HỨNG SÁNG TÁC TỪ THỜI SỰ

VỤ TIÊN LÃNG

* Ngày 11-2: TP Hải Phòng thành lập tổ công tác để triển khai kết luận của Thủ tướng do phó chủ tịch UBND TP Đỗ Trung Thoại làm tổ trưởng.
* Tối 11-2: tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng, UBND TP. Hải Phòng đã công bố quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Văn Hiền, chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng và phó chủ tịch UBND Nguyễn Văn Khanh, để kiểm điểm theo quy định.
Trước mắt, ông Lương Hữu Huyền, phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, được phân công phụ trách điều hành công việc của huyện thay ông Lê Văn Hiền.

GVĐN 08: Đọc tiểu thuyết GIỮA DÒNG CHẢY LẠC của Nguyễn Danh Lam

Bùi Công Thuấn
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

GIỮA DÒNG HIỆN SINH
Đọc tiểu thuyết GIỮA DÒNG CHẢY LẠC của Nguyễn Danh Lam - Nxb Văn Nghệ 2010

GVĐN 08: Tết xưa

Phan Thị Mỹ Khanh
(Đà Nẵng)

Lời giới thiệu: Phan Thị Mỹ Khanh, sinh năm 1927, hiện cư ngụ tại thành phố Đà Nẵng là con gái của nhà văn - nhà báo Phan Khôi. Đầu năm 1959, sau khi ông Phan Khôi qua đời, bà đã viết “Cha tôi: Ông Phan Khôi” đăng hai kỳ trên tạp chí “Phổ thông” của nhà thơ Nguyễn Vĩ xuất bản tại Sài Gòn trước giải phóng. Đầu Xuân Nhâm Thìn, gácVănđồngnai  nhận được hồi ức “Tết xưa” của bà từ Đà Nẵng gửi vào. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

GVĐN 08: THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ Ở VIENNA

Phan Văn Tú
(TP Hồ Chí Minh)

Khi chuyến bay của Hãng hàng không Austrian Airlines chuẩn bị đáp xuống sân bay Flughafen Wien của thủ đô nước Áo, giai điệu trữ tình “Sông Danube xanh” của nhạc sĩ Johann Strauss trổi lên như một lời chào mừng hành khách đã đến với đất nước của những thiên tài Beethoven, Mozart, Schubert, đất nước của hội họa và những lâu đài thơ mộng, đất nước của một phong cách cà phê nổi tiếng…

GVĐN 08: NHƯ MỘT NÉN NHANG THẮP CHO TIẾN SĨ HUỲNH BỘI TRÂN


Dự cuộc hội thảo quốc tế của Tổ chức phi chính phủ Handicap International tại Khách sạn Đồng Nai mới đây về dự án an sinh xã hội dành cho người khuyết tật 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào, tình cờ ngồi chung bàn với 2 người, anh Thành bên Kế hoạch Đầu  tư và anh Thu  bên Xúc tiến việc làm tỉnh. Trước khi bước vào hội  thảo, 2 người cùng nói về một người, đó là TS Huỳnh Bội Trân, nguyên giảng viên Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, sau này  định cư ở Australia, vừa mất ở tuổi 55, có đưa linh vị về nhà cha mẹ ở đường 30-4, ông bà Huỳnh Hiệp, nhà phát hành báo rất nhiều người biết.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

GVĐN 07: MỜI BẠN BÈ ĐỌC GÁC VĂN ĐỒNG NAI SỐ 7


Tác giả có bài & sáng tác trên gácVănđồngnai số 7 gồm:
* Đồng Nai: Thu Trân, Trâm Oanh, Đào Trọng Thử, Lê Tuấn Đạt, Ngọc Khánh, Lê Liên, Trần Chiêm Thành, Đặng Ngọc, Nguyễn Tất Nhiên...
* Trong nước: Inrasara, Bùi Văn Bồng, Lê Xuân, Trần Kim Trắc, Trúc Thanh Tâm, Kha Tiệm Ly, Nguyễn Ngọc Đặng, Thanh Ứng...

GVĐN 07: TRUYỆN NGẮN CỦA TRÂM OANH

Trâm Oanh
(Hội VHNT Đồng Nai)

B ó n g   t ố i   c ủ a   ý  n g h ĩ 
Truyện ngắn 

Út Chót rời làng trong một chuyến xe đò giữa một buổi chiều mưa lây nhây lâu lâu lại ào lên tạt rào rào vào cửa kính. Tiếng nói cũng rỉ rả như mưa của hai “bà Tám” bên cạnh cùng với nhịp lắc và những lúc xe ngả nghiêng khi vào khúc quanh làm cho giấc ngủ của Út Chót chập chờn. Đêm qua anh chia tay vợ để ngày nay xuống thành phố, hẹn rõ 3 tháng sau mới về nhà. Là công nhân công ty dịch vụ môi trường đô thị, nhiệm vụ của Út Chót là khơi thông các dòng chảy bằng phương pháp thủ công như: Bưng, bê, kê, móc…

GVĐN 07: THƠ ĐÀO TRỌNG THỬ

Đào Trọng Thử
(Hội VHNT Đồng Nai)

GVĐN 07: 2 BÀI THƠ DỊCH CỦA LÊ TUẤN ĐẠT

Elizabeth Renker

My Life Is Like A Rose

My life, I think, is like a rose
Which needs both sun and rain
I, too, to grow, need both these things
Some joy as well as pain .

GVĐN 07: HÌNH ẢNH RỒNG TRONG LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Bài đoạt giải khuyến khích cuộc thi Tìm hiểu giá trị lịch sử văn hóa Đồng Nai năm 2011 do Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai tổ chức


HÌNH ẢNH RỒNG TRONG LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỒNG NAI
Ngọc Khánh (Hội VHNT Đồng Nai)


Khi nói đến xứ sở Đồng Nai, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh một con vật thường xuất hiện nhiều trong những áng thơ trữ tình lãng mạn, những tranh vẽ mùa thu êm đềm. Đó là hình ảnh con nai. Những địa danh như Lộc dã ngày xưa, Hố Nai ngày nay, hoặc mẫu logo về Biên Hòa Đồng Nai 300 năm, câu ca dao hài hước “Chị hươu đi chợ Đồng Nai”… đều gợi nhớ con vật này.

GVĐN 07: CHÙM THƠ CỦA LÊ LIÊN

Lê Liên
(Hội VHNT Đồng Nai)

Chút riêng

Thương quê bổi hổi bồi hồi
Hẹn người quê để đứng ngồi không yên
Ai qua bao núi bao miền
Vẫn vương một chút tình riêng ban đầu

GVĐN 07: TRƯỜNG ĐIÊN - BÚT KÝ CỦA THU TRÂN

Thu Trân
(Hội Nhà văn VN) 

GVĐN 07: TRẦN KIM TRẮC GIỚI THIỆU SÁCH CỦA THU TRÂN

Trần Kim Trắc
(Hội Nhà văn VN)

Đọc để suy gẫm

Với lối hành văn giản dị có pha chút trực cảm, nhà văn Thu Trân đã xông vào một đề tài mới lạ. Nhà văn dùng ngôi thứ nhất tự thuật về căn bệnh ung thư. Ngoài nỗi đau thân xác, còn có một nỗi đau khác khó xoa dịu hơn là nỗi đau ứng xử giữa con người với con người bên lằn ranh sống-chết, nỗi đau khó có thuốc tiên nào chữa được.

GVĐN 07: THƠ MỚI NAM BỘ 1930-1945

THƠ MỚI NAM BỘ 1930-1945 - MỘT THỜI SÔI ĐỘNG
Trần Chiêm Thành

Phân kỳ văn học vẫn còn tranh luận. Sách giáo khoa phân kỳ giai đoạn 30-45, 45-54 , 54-75 có lý do của nó vì chính trị lãnh đạo văn nghệ. Do vậy thơ mới 30-45 ở miền Nam chấp nhận sự phân kỳ này tuy còn có người băn khoăn vì khác với dòng văn học Cách mạng 30-45 có Từ ấy của Tố Hữu và dòng văn học hiện thực phê phán với những cây bút lừng danh sau này theo Cách mạng như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố… Ở miền Nam tình hình không như vậy nhưng đã hình thành một giai đoạn văn học đáng nhớ với những cây bút mà tác phẩm của họ đang được tái bản khá nhiều như trường hợp Hồ Biểu Chánh. Trong phạm vi bài viết này chỉ dừng lại ở thể loại thơ, và là thơ mới.

GVĐN 07: INRASARA NÓI VỀ NGON NGỮ HIỆN ĐẠI TRONG VĂN CHƯƠNG

Ngôn ngữ hiện đại, tại sao trong văn chương thì không?

(Toquoc)- Thời gian gần đây có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên tồn tại một loại ngôn ngữ hiện đại đang rất phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã le lói xuất hiện trong một số sáng tác văn học. Bàn thêm về vấn đề ngôn ngữ hiện đại có cần thiết hay không với nhà văn, báo điện tử Tổ Quốc đã cuộc phỏng vấn với nhà thơ Inrasara.

GVĐN 07: QUA CẦU HIỆP HÒA THẤY VUI

Đặng Ngọc
Qua cầu Hiệp Hòa thấy vui

Trong những câu chuyện ngày xuân của người dân Cù lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa), rôm rả nhất vẫn là chuyện cầu Hiệp Hòa mới xây rộng rãi, khang trang, đáp ứng được mơ ước bấy lâu nay của người dân trong xã...

* Qua rồi những ngày đi lại khó khăn…

GVĐN 07: THANH ỨNG VIẾT VỀ THƠ HẠNH VÂN

Thanh Ứng

Thơ của người trẻ
(Đọc ba bài thơ của Hạnh Vân -Văn Nghệ Trẻ số 51-2011)

Tôi đã được đọc truyện ngắn dự thi “Quán ven sông” của Hạnh Vân trên báo Văn Nghệ số 44-2011 và bài thơ “Mùa không phai” của chị trên báo Văn Nghệ số 48-2011. Nay lại được đọc ba bài thơ trên Văn Nghệ Trẻ số 51-2011, Hạnh Vân đã để lại trong tôi một ấn tượng tốt đẹp về một nhà thơ còn trẻ (sinh năm 1980), nhưng cả thơ và văn đều rất đĩnh đạc, chín chắn.

GVĐN 07: THƠ CỦA TRÚC THANH TÂM, KHA TIỆM LY, NGUYỄN NGỌC ĐẶNG

Trúc Thanh Tâm
(Hội VHNT An Giang)

CHIỀU MƯA NHA TRANG

Biển nói gì nhỏ nhẻ
Mà dào dạt lạ thường
Mình nói gì, em hỡi
Sao lòng đầy tơ vương!

GVĐN 07: NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN

Nhà sử học trong căn phòng 6m2

Kết thúc buổi giảng bài cho vài sinh viên nước ngoài, GS Lê Văn Lan thong thả tản bộ về nhà trên phố Nguyễn Văn Tố (quận Hoàn Kiếm), cách nơi dạy chừng một km. Cất túi vải lên một chồng sách, ông lại xuống quán cơm cạnh chợ Hàng Da mua một suất cơm hộp. “Hơn chục năm nay tôi sống một mình, ăn một mình. Bà bán cơm đã quen đến nỗi nhìn thấy tôi thì tự động lấy cơm và đồ ăn cho vào hộp, tôi cũng tự động lấy 25.000 đồng đưa cho bà mà không cần nói thêm câu nào”, ông cười giải thích.

GVĐN 07: THỬ TÌM CẢM HỨNG SÁNG TẠO TỪ THỜI SỰ

Họp đầu năm với lắc ngực, ngoáy mông
Trên nền hip hop mở đầu cuộc họp, hai nữ vũ công thiếu vải nhún nhảy, cán bộ nữ bỏ ra ngoài, cán bộ hưu bị sốc…

GVĐN 07: INRASARA & VŨ QUẦN PHƯƠNG NÓI VỀ 2 VẤN ĐỀ NÓNG CỦA HỘI NHÀ VĂN

Inrasara


TỪ “CẢM TÌNH ĐẾN CẢM TÍNH” ĐẾN PHIẾU TRẮNG!

Với đại bộ phận người làm văn học hôm nay, cánh cửa vào Hội Nhà văn Việt Nam vẫn có sức thu hút đáng kể. Hơn 300 ứng viên thơ trong Danh sách tỏ rõ điều đó. Người viết cần có tấm thẻ Hội Nhà văn cầm tay.

GVĐN 07: VĨNH BIỆT ĐẠI SỨ VĂN HÓA HUỲNH BỘI TRÂN

Phú Trang

Vĩnh biệt một đại sứ văn hóa!

TS. Huỳnh Bội Trân, một nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam, người viết lịch sử mỹ thuật Việt Nam vừa qua đời ở tuổi 55! 
Chị Bội Trân là người con của đất Biên Hòa - Đồng Nai. Chị có một thời gian dài giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, là cộng tác viên của nhiều tờ báo ở Việt Nam trên lĩnh vực mỹ thuật (sau này chị theo chồng định cư ở nước ngoài).

GVĐN 07: BÙI VĂN BỒNG GIỚI THIỆU SÁCH CỦA LÊ XUÂN

Bùi Văn Bồng
(Hội Nhà văn T.P Cần Thơ)                                                                     

“TIẾNG NÓI TRI ÂM” – THÊM MỘT THỂ HIỆN MỚI CỦA LÊ XUÂN

Phê bình văn học là sự đi sâu tìm hiểu, sưu tầm, cảm nhận và phân tích, cũng như phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá tác phẩm văn học, trước hết thông qua sự cảm thụ của người đọc, thông qua những nhận xét có dẫn liệu, dự báo về những hiện tượng đời sống mà tác giả đề cập tới trong  tác phẩm văn học đã được ra đời và phổ truyền. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học và quá trình phát triển văn học như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi là bộ môn nghiên cứu lý luận về văn học. Người viết thường quan tâm đến những chuyển động đang xảy ra trong đời sống văn học, sự phản ứng với các hiện tượng văn học của bạn đọc, và dự báo về sức sống của tác phẩm trong tương lai.

GVĐN 07: NHẬT KÝ VỤ TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG)

“NÓNG” VỤ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT TẠI TIÊN LÃNG (HẢI PHÒNG)

Ngày 5/1/2012, khi hơn 100 cảnh sát, bộ đội cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, một số người đã gài mìn tự chế trong vườn, dùng súng hoa cải chống lại. Bốn cảnh sát và hai cán bộ huyện đội bị thương, trong số này có người đứng đầu công an huyện Tiên Lãng.

GVĐN 07: NHÂN NGÀY 14/2: BÀI CỦA LÊ XUÂN & TRẦN CHIÊM THÀNH

Lê Xuân
(Hội ngôn ngữ học VN tại TP Cần Thơ)

NHÂN NGÀY VALENTINE 14-2,
BÀN THÊM VỀ TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ

Tình yêu nam nữ là một loại tình cảm đặc biệt cao đẹp và thiêng liêng. Nó bất chấp tuổi tác, thời gian, dân tộc, biên giới. Trong thời mở cửa, hội nhập thì tình yêu càng lắm sắc màu lung linh, kỳ diệu.

Cố nhà thơ Xuân Diệu, trước đây đã từng tuyên bố:
Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ không thương một kẻ nào.

GVĐN 07: NGUYỄN TẤT NHIÊN: BÚT KÝ VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VÂN (TRƯỚC 1975)

Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, may mắn được người nhà cất giữ và mang ra nước ngoài sau khi anh qua đời.


Nguyễn Tất Nhiên

HỌC TRÒ GIÀ

Anh Lê khuyên tôi: “mình nên yêu người nào yêu văn nghệ thôi, chứ đừng nên yêu người làm văn nghệ, vì, sẽ có ngày mình đọc bài của nàng mà chẳng thấy nàng đá động gì đến mình, thì có nước khóc thét lên!”. Tôi cười ngả nghiêng lúc đó. Và, bây giờ tôi còn cười nữa thôi?

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

GVĐN 06: BÌA GÁC VĂN ĐỒNG NAI SỐ 6 (TÂN NIÊN NHÂM THÌN)

GVĐN 06: SÔNG QUÊ (Truyện ngắn)

Ngọc Khánh
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

                                                                                         TÁC GIẢ: ẢNH TRÁI
SÔNG QUÊ

1

Ký ức của tôi hiển hiện nhiều dòng sông đẹp. Sông Đơn Dương thời ấu thơ êm đềm. Sông Kôn vùng Qui Nhơn những năm tháng Đại học. Và sông Đồng Nai gắn bó với quãng đời giảng dạy ở trường Nhơn Trạch.

GVĐN 06: THƠ PHAN DANH HIẾU, KIM HẠNH, HOÀNG ĐÌNH NGUYỄN, HOÀNG MINH TRANH

Phan Danh Hiếu
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

Thơ gửi mười năm

Trên đại lộ nỗi buồn rộng lớn
Một tôi thăm thẳm lối về
Dai dẳng là ý nghĩ về một tình yêu đã chết
Hôm nay vừa đúng mười năm

GVĐN 06: BÍ MẬT BÀU HỌ (Truyện ngắn)

Võ Nguyện
(HV Hội VHNT Đồng Nai)

BÍ MẬT BÀU HỌ
Truyện ngắn

Phái Nguyễn Công sắp vét bàu Họ. Làng Ân Lộ xôn xao. Lão Phùng-ka-ra văng nước bọt, cảnh báo:
- Coi chừng đứt long mạch. Mạnh như Uỷ ban xã mà cũng bó tay đó!

GVĐN 06: THƠ NGỌC THÙY GIANG & DƯƠNG ĐỨC KHÁNH

Ngọc Thùy Giang
(HV Hội VHNT Đồng Nai)
Với biển

Ta ngồi trên biển chiều nay
Thấy mây đen đã giăng đầy khơi xa
Giật mình đối diện bao la
Nghĩ thương cho cõi ta bà làm sao!

GVĐN 06: Kỉ niệm đêm giao thừa

Thanh Hoa
(Xuân Tân - Thị xã Long Khánh)

K ỉ  n i ệ m  đ ê m  g i a o  t h ừ a

Nhớ hồi nhỏ, tôi nghịch ngợm dữ lắm. Kế nhà còn có hai thằng nữa, Hậu và Tí, cũng trạc tuổi tôi, và cũng có tính phá phách như tôi vậy đó. Tụi tôi hay bẻ trộm trái cây nhà người ta, thổi lồng đèn đêm trung thu, trét mắt mèo mấy đứa trong lớp học, nhát ma mấy đứa con gái,...

GVĐN 06: Văn học trong thời đại toàn cầu hóa - trường hợp Chăm

INRASARA
(HV Hội Nhà văn VN tại TP HCM)




Văn học trong thời đại toàn cầu hóa - trường hợp Chăm


1.

Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta, dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.

GVĐN 06: THƠ KHA TIỆM LY, VĨNH THÔNG, LÊ THIÊN MINH KHOA

KhaTiệm Ly
(Tiền Giang)

HÙNG CA QUANG TRUNG
(Về mùa xuân oai hùng Ất Dậu 1789)

Vó ngựa thù,
Vang rền biên ải,
Nhói tim người áo vải cờ đào
Tuốt gươm thiêng lấp lánh mấy tầng cao.
Quyết giữ lấy quê hương từng ngọn cỏ,

GVĐN 06: Người dịch Kinh Thánh & Bức tranh giá 75 ngàn USD

Người dịch Kinh Thánh

Đối với Phan Khôi, tài năng thi ca, làm báo, tranh biện triết học của ông đã có nhiều tài liệu nói đến, xưng tụng ông như một “ngự sử trên văn đàn”. Ở đây chỉ nói về tài năng của ông trong việc dịch các kinh Tân ước và Cựu ước ra tiếng Việt. Phan Khôi từng viết về giá trị văn chương của Thánh Kinh năm 1930 khi giới thiệu trên báo Phụ nữ tân văn (theo Lại Nguyên Ân): “Hết thảy những nhà văn học Pháp dầu không theo đạo nữa cũng đều có học qua Kinh Thánh hết, bởi vì văn chương ở đó mà ra. Vậy mà thấy kẻ học ở ta đây ít có người biết đến Kinh Thánh là gì, thì đáng lấy làm tiếc quá”...