Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

GVĐN 06: CHÚT KỶ NIỆM VỀ MỘT BÀI THƠ CỦA NGUYỄN TẤT NHIÊN

Trần Phi Châu
(Báo Lao Động Đồng Nai)
CHÚT KỶ NIỆM VỀ BÀI THƠ HAI HÀNG ME TRÊN ĐƯỜNG GIA LONG CỦA NGUYỄN TẤT NHIÊN

Năm 1980 khi đi nghĩa vụ quân sự, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện tân binh tại Trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp ở Bà Rịa (Thường gọi là H15), tôi được điều động về dạy học thời gian ngắn tại Trường Văn hóa Quân khu 7 ở Hóc Môn, TP HCM; bà con địa phương gọi là Thành quan Năm, tức  thành cho viên sĩ quan Pháp quân hàm thiếu tá trấn giữ. Thầy giáo lúc ấy là sinh viên – tân binh mới ra trường, thường hay ngồi cà phê mấy quán trước cổng trường chừng trăm mét.
Lương thầy giáo là phụ cấp nghĩa vụ quân sự, tôi nhớ không chính xác nhưng dường như 6đồng/tháng trong khi một ly đen 0,5đồng, ly cà phê đá 1,5đồng. Một đồng đội, đồng  nghiệp là anh Lê Ngọc Tuấn, nay định cư ở Mỹ biết tôi học Khoa Văn Đại học Tổng hợp, đưa bài thơ chép tay của Nguyễn Tất Nhiên, lúc ấy ghi tựa là Hai hàng lá me, sau này mới biết là bài Hai hàng me trên đường Gia Long, nay làđường Lý Tự Trọng ở quận 1, con đường đầy kỷ niệm vì khi ở Ký túc xá là Khách sạn Eden Rock trên đường Hồ Huân Nghiệp tôi thường đi bộ ở Văn  khoa về vì tiết kiệm tiền xe buýt và đi đọc sách ở Thư viện Khoa học Xã hội miền Nam gần công viên Chi Lăng trên đường Đồng Khởi.
Sinh viên mới ra trường, ôm ấp bao điều, giờ mặc áo lính, một số chi tiết trong bài thơ thấy hợp nên thuộc, trong đó có chuyện cà phê đen - cà phê đá:
Đời  cũng khó theo thời cơm áo khó,
Mới biết yêu nhưng cư xử rất vợ chồng.
Rất thật lòng khi chọn quán bình dân,
Anh nói thẳng uống cà phê đen, bởi hụt tiền gọi cà phê đá
Mở đầu bài thơ với những câu ngang ngược:
Hôn rách mặt, sao em còn e ngại,
Nhớ điên đầu, nhưng cứ sợ chia tan.
Mỗi đời người có một lý lẽ bất an,
Mỗi cuộc sống có một hình thức khác.
Mỗi đắm đuối có một mầm gian ác,
Mỗi đời người có một thú đi hoang.
Hơi thơ Nguyễn Tất Nhiên hao hao Bùi Chí Vinh sau này, khác hẳn những bài thơ được phổ nhạc khá nổi tiếng như Thà như giọt mưa, Em  hiền như ma sơ, Cô Bắc Kỳ nho nhỏ (Phạm Duy), Vì tôi làlinh mục (Nguyễn Đức Quang)…
Ai đã đi trên đường Gia Long với một mối tình nào đó nghe câu này đứt ruột:
Chiều nắng âm thầm từ biệt lũ láme,
Lá me nhỏ, nụ cười hai đứa nhỏ.
Thế nhưng sau đó la:
Tình cũng khó, theo thời cơm áo khó.
Ta dìu nhau đi, dưới bóng nợ nần.
Em đã bắt đầu thấy ân hận chưa em?
Vì lỡ yêu anh, thắng quanh năm túng thiếu.
Ân hận lắm thì cũng nên ráng chịu,
Hãy coi như số phận đã lâu rồi.
Như địa cầu không thể ngược vòng quay.
Như Chúa Phật, phải gay go trước giờ lên ngôi Phật Chúa
Ngoài  những câu trích  trên  đây, bài thơ còn 12 câu:
Mỗi cuộc sống, phải mua bằng nhục nhã.
Mỗi mặt trời phải trả giámột hoàng hôn,
Đêm chẳng còn cách khác tối tăm hơn.
Nên mặt mũi ta đây, buồn cứ tạc,
Khăn tăm tối, hãy ngang đầu quấn nốt.
Quấn cho nhau, quấn bạo, quấn cuồng điên,
Vòng sau cùng sẽ gặp quỷ Sa tăng.
Bởi hạnh phúc cũng mơ hồ như thượng đế,
Đời vốn không nương người thất thế.
Thì thôi, ô nhục cũng là danh…
Ta chọn đời nhau làm dấu chấm
Mỗi câu văn không được chấm hai lần.
Sau này về ngụ cư Biên Hòa – Đồng Nai mới biết Nguyễn Tất Nhiên sinh ở huyện Đức Tu, tỉnh Biên Hòa; nơi tôi vẫn hằng đi qua và chuyện vãn mới vỡ ra là nhiều bạn bè bây giờ biết ông, biết tận thời còn là học sinh làm thơ, yêu một người con gái tên Duyên và sau 1975 có lúc làm việc ở Phòng Giao thông Biên Hòa. Năm 1992, trong một buổi phát lúc 10 giờ của VOA nghe được, rằng người ta phát hiện ông chết trong chiếc xe hơi ở một ngôi chùa bên Mỹ.
Sinh năm 1952, mất 1992; năm nay là 60 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất Nguyễn Tất Nhiên, tôi viết những dòng này như một lời cảm ơn tác giả bài Hai hàng me…  tôi từng đọc cho người khác nghe… 
TPC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét